6. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Phân loại đối tượng viết tắt theo nguồn gốc đối tượng
Căn cứ vào nguồn dẫn của đối tượng viết tắt, chúng tôi tiến hành phân loại các chữ viết tắt theo nguồn gốc. Kết quả phân loại:
- Đối tượng viết tắt là tiếng Việt
- Đối tượng viết tắt là tiếng nước ngoài
- Đối tượng viết tắt hỗn hợp (gồm cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài)
2.2.3.1. Đối tượng viết tắt là tên tiếng Việt
ngôn ngữ gốc là tiếng Việt. Kết quả khảo sát và phân loại có 2318/3157 chữ tắt, chiếm 73.42% đối tượng viết tắt là tên tiếng Việt, chẳng hạn: Ô (Ông), XHCN
(Xã hội chủ nghĩa), ĐCS (Đảng cộng sản), UBMTTQ (Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc), TTg (Thủ tướng), UBND (Uỷ ban Nhân dân), TP (Thành phố), TP HCM (Thành phố Hồ Chí Minh), TTXVN (Thông tấn xã Việt Nam), DS (Dân số), CLB (Câu lạc bộ), VĐV (Vận động viên), ĐTQG (Đội tuyển quốc gia), CTTNHH (Công ty trách nhiệm hữu hạn), HĐQT (Hội đồng quản trị), Th.S (Thạc sĩ), Thái (Thái Nguyên), NHNN&PTNN (Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông nghiệp), XUNHASABA (Xuất nhập khẩu sách báo), LIXEHA (Liên hiệp các xí nghiệp xe đạp Hà Nội), Kiểm chứng (Kiểm nghiệm, chứng minh),…
Các từ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt thường xuất hiện trong các trang về Chính trị, Pháp luật, Xã hội,… Đặc biệt, trong trang tin tức về Chính trị xã hội thường có xu hướng là các chữ tắt được cấu thành từ kiểu tắt chữ cái thể hiện các tổ chức, chính trị của xã hội. Trên các trang tin về Kinh tế, chữ tắt chỉ tên các tổ chức Quốc tế, công ty,… hầu như không xuất hiện các chữ tắt có nguồn gốc từ tiếng Việt.
Lấy tiêu chí là các đối tượng được viết tắt, chúng tôi nhận thấy: Các từ viết tắt là tiếng Việt tập trung vào một số đối tượng như sau:
- Đối tượng viết tắt là tên riêng, chẳng hạn: ĐCSVN (Đảng Cộng sản Việt
Nam), HĐND (Hội đồng nhân dân, UBND (Uỷ ban nhân dân), TTXVN (Thông tấn xã Việt Nam), Nguyễn Văn N, H.Thắm, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Hà Nam (tỉnh Hà Nam), Thái (Thái Nguyên),…
- Đối tượng viết tắt là thuật ngữ, khái niệm, chẳng hạn: ĐLTD (Độc lập tự
do), CSSX (Cơ sở sản xuất), CSVC (Cơ sở vật chất),…
- Đối tượng viết tắt là chức danh, nghề nghiệp, chẳng hạn: UWĐ viết tắt (Uỷ viên Trung ương Đảng), Th.S (Thạc sĩ), TGĐ (Tổng giám đốc), TBT (Tổng biên tập), P.V (Phóng viên),….
- Đối tượng viết tắt là đơn vị tiền tệ, đo lường: Đồng (Việt Nam đồng),
l (lít),…
- Đối tượng viết tắt là sản phẩm hàng hoá, chẳng hạn: NK (nước khoáng),
GN (gạo nếp), …
- Đối tượng viết tắt là từ ngữ chỉ cấp ra văn bản, nội dung và hình thức văn bản: Chỉ thị số 31 - CT/TU (Chỉ thị/ Trung ương), Nghị quyết số 97/2019/QH14
(Quốc hội 14); Quy định 04 - QĐ/TU (Quy định/ Trung ương); văn bản số 4937/BTNMT (Bộ Tài nguyên Môi trường); Nghị quyết số 145/2015/NQ - HĐND (Nghị quyết - Hội đồng Nhân dân); …
- Đối tượng viết tắt là các đối tượng khác nhau, chẳng hạn: id (ít dùng),
CSKH (chăm sóc khách hàng), CTTC (cho thuê tài chính), BĐS (bất động sản),…
2.2.3.2. Đối tượng viết tắt là tiếng nước ngoài
Đối tượng viết tắt là tiếng nước ngoài trên 4 báo điện tử được chúng tôi khảo sát có số lượng thấp 206/3157 chữ tắt, chiếm 6.53%. Ví dụ:
(36) Techcombank - Vietnam Technological and Commercial Joint Stock
Bank - Ngân hàng TMCP Kĩ thương Việt Nam;
(37) UNESCO (The United Nations Educational, Scientific and Cultural Oraganization - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc;
(38) ASEAN - Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á;
(39) UNICEF - The United Nations Children'’ Fund - Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc;
(40) USD - United States Dollar - Kí hiệu tiền tệ của Mỹ);
(41) EUR - (Euro, Spain - Kí hiệu tiền tệ của EUR (Euro) của Spain;…
Các đối tượng viết tắt là tiếng nước ngoài xuất hiện hầu khắp ở các trang tin như: Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Pháp luật, Thể thao,… Tuỳ từng nhóm tin bài và chủ đề các đối tượng viết tắt trên được sử dụng một cách chính xác.
2.2.3.3. Đối tượng viết tắt là kết hợp các đối tượng hỗn hợp
Đối tượng viết tắt là kết hợp các đối tượng hỗn hợp được xác định gồm từ hai đối tượng trở lên. Theo khảo sát, đối tượng viết tắt này có 633/3157 chữ tắt, chiếm 20.05%.
Trong cấu trúc viết tắt của đối tượng này, chúng tôi nhận thấy sự kết hợp giữa tiếng Việt và tiếng Anh là chủ yếu. Đây cũng là hiện tượng thông thường vì tiếng Anh là ngôn ngữ Quốc tế. Vì thế, khi các hoạt động hợp tác Quốc tế diễn ra mạnh thì việc hợp tác ngày càng có cơ hội mở rộng - hợp tác song phương, đa phương rộng mở và tên gọi chính là một trong những minh chứng cho sự hợp tác này. Ví dụ:
(42) SEV - Công ty THHH Samsung Electronics Việt Nam (Samsung Electronics Vietnam Company Limited)
(43) HVN - Công ty Honda Việt Nam (Honda Vietnam Company LTD)
(44) Vietinbank - Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry
and Trade - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam;
(45) Techcombank - Vietnam Technological and Commercial Joint Stock
Bank - Ngân hàng TMCP Kĩ thương Việt Nam;…
Các đối tượng viết tắt thuộc nhóm này thường xuất hiện trong các trang tin tức về Kinh tế, Chính trị.
Như vậy, xét về các đối tượng viết tắt theo nguồn gốc thì đối tượng viết tắt là tiếng Việt chiếm số lượng lớn nhất; đối tượng viết tắt là hỗn hợp chiếm vị trí số 2 và đối tượng viết tắt là tiếng nước ngoài chiếm số lượng thấp nhất. Hiện tượng này là hoàn toàn phù hợp với quy luật ngôn ngữ và phù hợp với xu thế phát triển của các quốc gia trên thế giới.