Tiểu kết chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng việt trên một số báo điện tử (Trang 64 - 66)

6. Cấu trúc luận văn

2.4. Tiểu kết chương 2

- Viết tắt là việc làm hết sức cần thiết trong soạn thảo văn bản phục vụ hoạt động giao tiếp, đặc biệt là ở thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Đối với các từ hay cụm từ được sử dụng lặp lại nhiều lần trong một văn bản, viết tắt không chỉ giúp tiết kiệm được thời gian và công sức mà còn giúp đáp ứng yêu cầu về trình bày văn bản do hoàn cảnh thực tiễn đặt ra (chẳng hạn, diện tích hạn chế hoặc cần đảm bảo sự hài hoà, cân xứng giữa các thành tố ngôn ngữ trong một bối cảnh giao tiếp nhất định…

- Với 5 kiểu loại cấu tạo của hiện tượng viết tắt là: 1/ Chữ tắt đa thành tố chữ cái; 2/ Chữ tắt đa thành tố âm tiết tính; 3/ Chữ tắt đa thành tố chữ cái kết hợp với phần cắt âm tiết; 4/ Chữ tắt có cấu tạo giữa một bộ phận âm tiết tính kết hợp với một tắt tố; 5/ Chữ tắt có cấu tạo gồm một âm tiết trong từ đầy đủ làm tắt tố. Các kiểu tắt trên có số lượng không đều nhau giữa các nhóm nói chung và trong nội nhóm nói riêng. Nhóm chữ tắt đa thành tố chữ cái có số lượng nhiều nhất 1516/3157 chữ tắt, chiếm 48.02%. Nhóm chữ tắt có cấu tạo gồm một âm tiết trong từ đầy đủ làm tắt có số lượng thấp nhất 304/3157 chữ tắt, chiếm 9.63%. Từ kết quả phân tích, chúng tôi nhận định: sự chênh lệch giữa số lượng chữ tắt giữa các nhóm nói chung phản ánh tính năng sản cũng như thể hiện phạm vi, chức năng và vai trò của các nhóm chữ tắt trên các báo điện tử.

Đối tượng viết tắt theo nguồn gốc được phân loại thành 3 nhóm: 1/ đối tượng viết tắt là tiếng Việt chiếm số lượng lớn nhất (2318/3157 chữ tắt, chiếm 73.42%); 2/ đối tượng viết tắt là hỗn hợp chiếm số lượng thứ hai (633/3157 chữ tắt, chiếm 20.05%; đối tượng viết tắt là tiếng nước ngoài chiếm số lượng ít nhất

(206/3157 chữ tắt, chiếm 6.53%).

- Xét về mặt biểu thị nội dung, chúng tôi phân loại các chữ tắt theo 7 chủ đề khác nhau: 1/ Đối tượng viết tắt là tên riêng; 2/ Đối tượng viết tắt là thuật ngữ, khái niệm; 3/ Đối tượng viết tắt là chức danh, nghề nghiệp; 4/ Đối tượng viết tắt là đơn vị tiền tệ, đo lường; 5/ Đối tượng viết tắt là sản phẩm, hàng hoá; 6/ Đối tượng viết tắt là văn bản, nội dung, hình thức văn bản; 7/ Đối tượng viết tắt là các đối tượng khác. Số lượng các chữ viết tắt trong mỗi nhóm đối tượng lại có sự khác nhau: đối tượng viết tắt là tên riêng chiếm số lượng rất lớn (1876/ 3157 chữ tắt, chiếm 59.42%); đối tượng viết tắt là đơn vị tiền tệ, đo lường chiếm số lượng thấp nhất (71/3157 chữ tắt, chiếm 2.25%)

Từ việc tìm hiểu các đặc điểm của hiện tượng viết tắt về mặt cấu tạo và nội dung trên 4 báo điện tử (Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải

phóng , Báo Lâm Đồng) chúng tôi nhận thấy: Hiện tượng viết tắt xuất hiện trên

hầu hết các trang báo và tương đối thống nhất trong cách sử dụng các chữ V viết tắt. Tuy nhiên, do đặc trưng vùng miền và đối tượng phản ánh nên có những chữ viết tắt có sự lệch nhau hoặc có ở báo này nhưng không có ở báo kia.

Chương 3

PHẢN HỒI CỦA BẠN ĐỌC VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng việt trên một số báo điện tử (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)