Tiểu kết chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng việt trên một số báo điện tử (Trang 78 - 96)

6. Cấu trúc luận văn

3.3. Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến phản hồi của bạn đọc, phân tích và đưa ra những ý kiến đề xuất về hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng , Báo Lâm Đồng. Từ kết quả tìm hiểu, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

- Các báo Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng , Báo Lâm Đồng là các báo Đảng các địa phương, cơ quan ngôn luận của Đảng,

đại diện cho tiếng nói của nhân dân. Bạn đọc của các báo điện tử này là những cán bộ của địa phương; bạn đọc cao tuổi là cán bộ hưu trí và các bạn đọc quan

tâm đến các trang tin riêng. Dựa trên kết quả khảo sát, phân tích, phần lớn bạn đọc đều đồng tình với việc các tác giả sử dụng chữ viết tắt trên các báo điện tử. Tuy nhiên, một số ý kiến chưa nhất trí với một số hiện tượng viết tắt. Lí do của hiện tượng này bởi chưa có sự nhất quán trong cách viết tắt giữa các báo nói chung và trong nội báo nói riêng.

- Dựa trên các ý kiến của bạn đọc, chúng tôi nhận xét các ý kiến phản hồi và đưa ra 03 đề xuất để tạo ra sự đồng thuận trong cách viết tắt gồm: 1/ thống nhất trong các chữ viết tắt vốn mang tính phổ biến; 2/ đối với các chữ viết tắt là các từ lược bớt các yếu tố theo xu hướng giữ lại ít nhất 2 chữ cái trong mỗi âm tiết của tên gọi; 3/ các chữ viết tắt là kết hợp một âm tiết của từ này với một âm tiết của từ khác để tạo nên một từ ghép mới rồi gán cho nó ý nghĩa của các từ nguyên gốc nên hạn chế sử dụng.

KẾT LUẬN

Luận văn Đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng Việt trên một số báo điện tử

(Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng , Báo Lâm Đồng)

được chúng tôi tiến hành tìm hiểu với các nội dung chính:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về hiện tượng viết tắt và cơ

sở lý luận.

Chương 2: Thực trạng hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử. Chương 3: Phản hồi của bạn đọc và ý kiến đề xuất.

Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:

1. Luận văn trên cơ sở tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài gồm: Tổng quan về tình hình nghiên cứu hiện tượng viết tắt trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi khẳng định đề tài luận văn của mình không trùng lặp với các nghiên cứu đã có. Luận văn cũng đã xây dựng hệ thống cơ sở lý thuyết gồm: Một số vấn đề về chữ tắt; một số đặc điểm của tiếng Việt liên quan đến viết tắt. Dựa trên cơ sở lý thuyết này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu sâu đối tượng của đề tài luận văn.

2. Về kết quả nghiên cứu thực trạng hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử, chúng tôi đã tiến hành thống kê hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử Báo Thái

Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng , Báo Lâm Đồng, kết quả thu

được 3157 hiện tượng viết tắt thuộc 4 nhóm trang tin lớn. Từ kết quả thống kê, luận văn đã đi sâu tìm hiểu hai nội dung lớn: 1. Đặc điểm hiện tượng viết tắt về cấu tạo; 2. Đặc điểm hiện tượng viết tắt về nội dung.

Tìm hiểu hiện tượng viết tắt về cấu tạo, xác định chữ tắt có hai dạng chính: Thứ nhất, chữ tắt đơn thành tố gồm 300 chữ tắt và chia thành 3 kiểu: tắt tố là một chữ cái đầu, tắt tố là nhiều chữ cái và tắt tố là một phần cắt âm tiết tính của từ hay âm tiết tính. Đó là các chữ tắt như: Ô. (ông); Q. (Quận); m (meter - mét); TTg (Thủ tướng), Pro (Production - sản xuất), tel (telephone), Prof (Proflessor

- giáo sư), Bat. (Batterry - pin, ắc quy), EUR ( Đồng euro), Thái (Thái Nguyên),…

Chữ tắt đa thành tố có số lượng rất lớn 2857/3157 chữ tắt, chiếm 90.50% và chia thành các tiểu loại: 1/ Chữ tắt đa thành tố chữ cái; 2/ Chữ tắt đa thành tố âm tiết tính; 3/ Chữ tắt đa thành tố chữ cái kết hợp với phần cắt âm tiết; 4/ Chữ tắt có cấu tạo giữa một bộ phận âm tiết tính kết hợp với một tắt tố; 5/ Chữ tắt có cấu tạo gồm một âm tiết trong từ đầy đủ làm tắt tố. Các kiểu tắt trên có số lượng không đều nhau giữa các nhóm nói chung và trong nội nhóm nói riêng. Từ kết quả phân tích, chúng tôi nhận định: Sự chênh lệch giữa số lượng chữ tắt, giữa các nhóm nói chung phản ánh tính năng sản sinh cũng như thể hiện phạm vi, chức năng và vai trò của các nhóm chữ tắt trên các báo điện tử.

Đối tượng viết tắt theo nguồn gốc được phân loại thành 3 nhóm: 1/ đối tượng viết tắt là tiếng Việt chiếm số lượng lớn nhất (2318/3157 chữ tắt, chiếm 73.42%); 2/ đối tượng viết tắt là hỗn hợp chiếm số lượng thứ hai (633/3157 chữ tắt, chiếm 20.05%; đối tượng viết tắt là tiếng nước ngoài chiếm số lượng ít nhất (206/3157 chữ tắt, chiếm 6.53%).

- Xét về mặt biểu thị nội dung, chúng tôi phân loại các chữ tắt theo 7 chủ đề khác nhau. Số lượng các chữ viết tắt trong mỗi nhóm đối tượng lại có sự khác nhau: Đối tượng viết tắt là tên riêng chiếm số lượng rất lớn (1876/ 3157 chữ tắt, chiếm 59.42%); đối tượng viết tắt là đơn vị tiền tệ, đo lường chiếm số lượng thấp nhất (71/3157 chữ tắt, chiếm 2.25%)

3. Khảo sát ý kiến phản hồi của bạn đọc, phân tích và đưa ra những ý kiến đề xuất về hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới,

Báo Sài Gòn Giải phóng , Báo Lâm Đồng, chúng tôi nhận định:

- Do phạm vi và đối tượng phục vụ của 4 báo Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng , Báo Lâm Đồng có những điểm tương đồng

và khác biệt. Tuy nhiên, khảo sát 3 nhóm bạn đọc của các báo gồm: Cán bộ chính quyền của địa phương; bạn đọc cao tuổi là hưu trí và các bạn đọc quan tâm đến

các trang tin riêng. Luận văn xác định các ý kiến đồng tình và băn khoăn trong cách viết tắt của các báo.

- Dựa trên các ý kiến của bạn đọc, luận văn đưa ra nhận xét về các ý kiến phản hồi của bạn đọc và đưa ra 03 đề xuất để tạo ra sự đồng thuận trong cách viết tắt gồm: 1/ thống nhất trong các chữ viết tắt vốn mang tính phổ biến; 2/ đối với các chữ viết tắt là các từ lược bớt các yếu tố theo xu hướng, giữ lại ít nhất 2 chữ cái trong mỗi âm tiết của tên gọi; 3/ các chữ viết tắt là kết hợp một âm tiết của từ này với một âm tiết của từ khác để tạo nên một từ ghép mới rồi gán cho nó ý nghĩa của các từ nguyên gốc thì nên hạn chế sử dụng.

Từ kết quả tìm hiểu, luận văn đã đưa ra được những đặc điểm của hiện tượng viết tắt về cấu tạo, về nội dung; khảo sát ý kiến của bạn đọc và đưa ra được các ý kiến đề xuất về hiện tượng viết tắt trên 4 báo điện tử - 4 cơ quan ngôn luận của Đảng đại diện cho 4 vùng miền. Hiện tượng viết tắt là hiện tượng phức tạp và trong điều kiện mới có nhiều đối tượng mới nên việc đảm bảo dung lượng tin bài, thông tin truyền tải đến đối tượng tiếp nhận được tìm hiểu cụ thể, đồng thời, việc nâng cao chất lượng tin bài từ góc độ hiện tượng viết tắt cùng cần được đánh giá một cách toàn diện. Đây sẽ là cơ sở cho chúng tôi triển khai các nghiên cứu tiếp sau khi có điều kiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Lê Tuấn Anh (2011), Tìm hiểu hiện tượng viết tắt trên báo Nhân Dân, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

2. Diệp Quang Ban (2003), Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn

văn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Vũ Kim Bảng (chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Đức Tồn (2011), “Những vấn đề thời sự của chuẩn hóa tiếng Việt”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

4. Nguyễn Trọng Báu (1981), “Dạng tắt từ vựng như một phương thức cấu tạo từ vựng mới”, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, tập

2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

5. Phan Mậu Cảnh - Hoàng Trọng Canh (1997), “Dạng tắt và ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội”, Kỷ yếu hội nghị khoa học Chữ quốc ngữ và sự phát

triển chức năng xã hội của tiếng Việt, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn

TP. Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Tài Cẩn (1997), Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội.

7. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục. 8. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 9. Đỗ Hữu Châu (2000), ”Tìm hiểu văn hoá qua ngôn ngữ”, Tạp chí Ngôn

ngữ, số 10, tr. 1 - 18.

10. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2: Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục.

11. Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập (T1, T2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt, Nxb Khoa học xã Hội, Hà Nội.

13. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2008), Cơ sở ngôn

ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

14. G.V. Cudơnhetxốp, X.L.Xvích, A.Ia. Iurốpxki (2004), Báo chí truyền hình, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

15. Nguyễn Đức Dân (1978), “Hệ thống tên tắt trong các ngành kinh tế”, Tạp

chí ngôn ngữ, tr.49.

16. Nguyễn Đức Dân (2004), “Ý tại ngôn ngoại - Những thông tin chìm trong ngôn ngữ báo chí”, Tạp chí Ngôn ngữ (1), tr. 1-10.

17. Nguyễn Đức Dân (1998), “Về các từ tắt”, Kiến thức ngày nay, Hà Nội. 18. Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Thiện Giáp (1999), “Chuẩn hóa ngôn ngữ báo chí và sự sáng tạo của các nhà báo”, Tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tr. 19-22.

20. Nguyễn Thiện Giáp (2015), Từ và từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Thiện Giáp (2016), Từ điển khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Hoàng Văn Hành (1991), Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám

phá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

23. Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (1998), Từ tiếng Việt - hình thái - cấu trúc - từ láy, từ ghép, từ chuyển loại, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

24. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt - Sơ khảo ngữ pháp chức năng, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

25. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 26. Lê Anh Hiền (1979), Chữ tắt - chữ số, Ngôn ngữ, số 3-4.

27. Nguyễn Quang Hồng (1980), “Bàn về vấn đề tên gọi các chữ cái”, Tạp chí

28. Quang Hùng, Nguyễn Thị Tuyết (1994), Từ điển viết tắt thông dụng - Chuyên ngành Anh - Việt, Nxb Đồng Tháp.

29. Mai Xuân Huy, Nguyễn Hoài (1990), “Đặc điểm hình thái và ngữ nghĩa của tên tắt các cơ quan XNK Việt Nam”, Tạp chí ngôn ngữ, số 3, tr.42.

30. Mai Xuân Huy (1992), “Về tên tắt các cơ quan, tổ chức không xuất nhập khẩu Việt Nam”, Báo cáo khoa học Viện Ngôn ngữ học.

31. Mai Xuân Huy (2002), “Về cách viết, cách đọc định danh tắt và một số gợi ý về cách đặt tên tắt”, Kỉ yếu Hội thảo “Bảo vệ và phát triển tiếng Việt

trong thời ký công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Hội Ngôn ngữ TP.

Hồ Chí Minh - Viện Ngôn ngữ học, Tp. Hồ Chí Minh.

32. Mai Xuân Huy (2002), “Về khái niệm tắt tố và các kiểu định danh tắt trong tiếng Việt”, Kỉ yếu Hội thảo Bảo vệ và phát triển tiếng Việt trong thời ký

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hội Ngôn ngữ TP. Hồ Chí Minh -

Viện Ngôn ngữ học, Tp. Hồ Chí Minh.

33. Nguyễn Hữu Quỳnh (1994), Tiếng Việt hiện đại, Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam.

34. Nguyễn Văn Khang (Chủ nhiệm - 2009), Nghiên cứu, xây dựng các quy định về chính tả tiếng Việt. Đề tài cấp Bộ.

35. Nguyễn Văn Khang (2014), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam. 36. Trần Thị Lan (2014), “Chính tả: chuẩn nào cho tiếng Việt?” trong Những

vấn đề chính tả tiếng Việt hiện nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, TP. Hồ Chí

Minh, 2014.

37. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo của từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội.

38. Nguyên Ngọc (2014), “Chính tả, cái xã hội khắc phục cái tự nhiên”, trong

Những vấn đề chính tả tiếng Việt hiện nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, TP.

Hồ Chí Minh.

39. Trần Thanh Nguyện (2011), Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

40. Nguyễn Thị Nhung (2015), Ngữ pháp tiêng Việt, Nxb Đại học Thái Nguyên. 41. Nguyễn Văn Quý (2017), Nghiên cứu các phương pháp chuẩn hoá chữ

VIẾT TẮT trong văn bản tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính,

Trường Đại học Đà Nẵng.

42. Hoàng Phê (1989), Logic ngôn ngữ học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 43. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển, Nxb Đà Nẵng,

Đà Nẵng.

44. E.P.Prôkhôrôp (2004), Cơ sở lí luận của báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 45. Ferdinand de Saussure (Cao Xuân Hạo dịch, 2005), Giáo trình ngôn ngữ

học đại cương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

46. Võ Văn Sen (2014), “Xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông đại chúng” trong Những vấn đề

chính tả tiếng Việt hiện nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.

47. Nguyễn Hoàng Thanh (1996), Bước đầu khảo sát con đường hình thành, đặc điểm cấu trúc và hành chức của chữ tắt trong tiếng Việt, Luận án Phó

Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Hà Nội.

48. Phạm Thị Thanh (2003), Tìm hiểu tình hình viết tắt khi ghi bài của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đề tài nghiên cứu khoa học.

49. Nguyễn Kim Thản (1968), Vấn đề nói tắt trong tiếng Việt. Nghiên cứu ngôn ngữ học, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

50. Nguyên Thành (Soạn chung) (1994), Từ điển chữ tắt các tổ chức kinh tế -

xã hội Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.

51. Nguyên Thành (1994), “Nói tắt và viết tắt”, Tạp chí Tác phẩm mới, số 7. tr.43 52. Nguyên Thành (1994), “Các nguyên tắc khi đọc chữ tắt tiếng Việt”, Tạp chí

Nhà báo và Công luận, số 8. tr 77

53. Nguyên Thành (1994), “Tắt tố, đơn vị cơ bản trong cấu tạo chữ tắt tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống. Số 2/1994. tr 10.

54. Nguyên Thành (1994), “Bình diện kinh tế - xã hội của một số tên gọi tắt”,

55. Nguyên Thành (1995), “Một số nguyên tắc khi đọc chữ tắt tiếng Việt trên sách báo”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1. tr 9.

56. Nguyên Thành (1995), “Vấn đề sử dụng chữ viết tắt trên báo chí”, Tạp chí

Nghiên cứu giáo dục, số 6.tr 28.

57. Nguyên Thành (1995), “Chữ tắt và tính Quốc tế hóa của chữ tắt”, Tạp chí

Nghiên cứu giáo dục, số 8. tr 5.

58. Lý Toàn Thắng, Nguyễn Thu Quỳnh (2015), Tìm hiểu cách thức viết tắtcác

từ ngữ tiếng Việt (nghiên cứu trường hợp ngôn ngữ của sinh viên).

59. Bùi Khánh Thế (2014), “Lí thuyết về chuẩn ngôn ngữ và vấn đề chuẩn chính tả tiếng Việt” trong Những vấn đề chính tả tiếng Việt hiện nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.

60. Trần Ngọc Thêm (1977), “Về những từ tắt”, Báo Nhân dân, ngày 6/2/1977. 61. Trần Ngọc Thêm (1980), “Thử phân loại các từ tắt, chữ tắt tiếng Việt”, Tạp

chí Thông tin khoa học, ĐH Tổng hợp Hà Nội, số 10-11.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng việt trên một số báo điện tử (Trang 78 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)