6. Cấu trúc luận văn
3.1. kiến phản hồi của bạn đọc
Luật Báo chí năm 1989, Điều 1 đã quy định rõ về Vai trò, chức năng của báo chí như sau: Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân”. Sự tích cực tham gia trao đổi, thảo luận, phản biện những vấn đề của đất nước của người dân tạo không khí dân chủ, công khai, minh bạch, đóng góp vào sự phát triển của đất nước, quyết định nhiều vấn đề quan trọng.
Hoà cùng sự phát triển của truyền thông đại chúng, báo điện tử Việt Nam cũng có những phương thức truyền tải thông tin, phương thức sáng tạo tác phẩm, quy trình sản xuất báo chí mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công chúng. Trong đó, việc khai thác tính tương tác của báo điện tử ngày càng được tờ báo chú trọng.
Để nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ và kịp thời ghi nhận các ý kiến của bạn đọc, các báo điện tử xây dựng hộp tương tác với mục “Bình luận” của Báo Sài Gòn Giải phóng , Báo Hànộimới và mục “ Ý kiến bạn đọc, gửi ý kiến” của Báo Thái Nguyên sau mỗi bài viết. Việc góp ý về quy cách trình bày, cách thức diễn đạt, biểu đạt cũng rất được quan tâm.
Hiện tượng viết tắt là một trong những hiện tượng phổ biến ở tất cả các báo điện tử nói chung và 04 báo điện tử Báo Thái Nguyên, Báo Hànộimới, Báo
Sài Gòn Giải phóng , Báo Lâm Đồng nói riêng. Hiện tượng này bên cạnh những
mặt mạnh như: giúp cho việc nén chữ, đảm bảo nội dung thông tin và thông tin nhanh đến độc giả thì cũng gây ra không ít những khó khăn việc viết tắt khiến bạn đọc khó quan sát, đôi khi gây ra hiểu nhầm không đáng có.
Trên cơ sở khảo sát, phân loại và phân tích các đặc điểm của hiện tượng viết tắt trên 4 báo trên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến từ bạn đọc sau các bài báo; đồng thời tiến hành lấy ý kiến của bạn đọc thông qua các phiếu khảo sát về hiện tượng viết tắt.