Phương pháp phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh huyện cần giuộc long an (Trang 49 - 52)

Phân tích hồi quy là tìm quan hệ phụ thuộc của một biến, được gọi là biến phụ thuộc vào một hoặc nhiều biến khác, được gọi là biến độc lập nhằm mục đích ước lượng hoặc tiên đoán giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập.

Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Huyện Cần Giuộc Long An như sau :

QD = β0 + β1*TH + β2*LS + β3*SPDV + β4*TC + β5*TT + β6*NLPV + β7*AH

Trong đó :

Biến phụ thuộc : QD (quyết định gửi tiền) Biến độc lập : TH : nhân tố thương hiệu

LS : nhân tố lãi suất

SPDV : nhân tố sản phẩm, dịch vụ tiền gửi TC : nhân tố tin cậy

TT : nhân tố thuận tiện

NLPV : nhân tố năng lực phục vụ

AH : nhân tố ảnh hưởng từ những người thân quen Βj (j = 1,7) : hệ số hồi quy

Sau đó, tác giả phân tích các tiêu chí sau :

- Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy : kiểm định độ tin cậy của các biến độc lập. Khi mức ý nghĩa Sig của hệ số hồi quy từng phần có độ

tin cậy ít nhất 95% (Sig<= 0,05) ta kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.

- Kiểm định mức độ giải thích và mức độ phù hợp của mô hình :

+ Giá trị R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) : phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

+ Phân tích phương sai (ANOVA) : kiểm định F dùng để kiểm định tính phù hợp của mô hình, kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

- Kiểm định giả thiết về phân phối chuẩn phần dư : dựa trên biểu đồ tần số dư chuẩn hóa, xem giá trị trung bình mean = 0 và độ lệch chuẩn bằng 1

- Kiểm định về hiện tượng đa cộng tuyến thông qua giá trị của dung sai hoặc hệ số phóng đại VIF (Variance Inflation Factor). Nếu VIF>10 có hiện tượng đa cộng tuyến.

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dựa vào hệ số beta chuẩn hóa. Hệ số này càng lớn tức yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết được nghiên cứu và trình bày tại Chương 2, tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài nhằm xây dựng và đánh giá các thang đo và mô hình lý thuyết.

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng). Nghiên cứu sơ bộ (định tính) được thực hiện bằng cách xây dựng thang đo nháp dựa trên kết quả các nghiên cứu trước đây và sau đó tiến hành thảo luận nhóm với các khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ tiền gửi tại Agribank Chi nhánh Huyện Cần Giuộc Long An để đánh giá lại thang đo này.

Nghiên cứu chính thức (định lượng) được tiến hành bằng khảo sát khách hàng thông qua bảng câu hỏi. Tác giả sử dụng các kỹ thuật phân tích như phương pháp đánh giá độ tin cậy dựa vào hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy. Dữ liệu sau khi được thu thập đã được tiến hành mã

hoá, nhập dữ liệu vào chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS 20 để phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh huyện cần giuộc long an (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)