Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của trường đại học thủ dầu một (Trang 35 - 38)

Từ mô hình nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra các giã thuyết sau:

Giả thuyết H1: Sự tin cậy của chất lượng dịch vụ đào tạo trường Đại học Thủ Dầu Một tương quan dương với sự hài lòng của sinh viên.

Giả thuyết H2: Sự đáp ứng của chất lượng dịch vụ đào tạo trường Đại học Thủ Dầu Một tương quan dương với sự hài lòng của sinh viên.

Giả thuyết H3: Năng lực phục vụ của chất lượng dịch vụ đào tạo trường Đại học Thủ Dầu Một tương quan dương sự hài lòng của sinh viên.

Giả thuyết H4: Sự đồng cảm của chất lượng dịch vụ đào tạo trường Đại học Thủ Dầu Một tương quan dương với sự hài lòng của sinh viên.

Giả thuyết H5: Phương tiện hữu hình của chất lượng dịch vụ đào tạo trường Đại học Thủ Dầu Một tương quan dương với sự hài lòng của sinh viên.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2 tác giả đã giới thiệu các lý thuyết về dịch vụ, chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ đào tạo, sự hài lòng của sinh viên, mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên, các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ. Tóm tắt kết quả các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực giáo dục để làm cơ sở cho nghiên cứu. Từ những đặc điểm lý thuyết đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất biểu diễn sự tác động của các nhân tố chất lượng dịch vụ

đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên. Trong mô hình nghiên cứu đề xuất, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một là (1) Sự tin cậy, (2) Sự đáp ứng, (3) Năng lực phục vụ, (4) Sự đồng cảm và (5) Phương tiện hữu hình và tác giả đã đưa ra được các giả thuyết nghiên cứu về sự tác động của những nhân tố trên đến sự hài lòng của sinh viên. Chương 3 sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu, xây dựng và đánh giá thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết với thông tin thu thập.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu.

Quy trình nghiên cứu của đề tài gồm 2 bước:

Nghiên cứu định tính: Thực hiện thông qua thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu các chuyên gia là các giảng viên, nhân viên đang công tác tại trường nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo và dùng thang đo đó để khảo sát sinh viên về sự hài lòng của họ đối với chất lượng dịch vụ đào tạo.

Nghiên cứu định lượng: Thông qua nghiên cứu định tính tác giả tổng hợp ý kiến của chuyên gia sau đó xây dựng bảng khảo sát và tiến hành khảo sát sinh viên trong trường lấy dữ liệu đó làm cơ sở cho dữ liệu nghiên cứu. Sau đó tiến hành thu thập, điều tra mẫu, phân tích xử lý số liệu, ước lượng và kiểm định mô hình. Thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy, kiểm định mô hình.

Thang đo chính thức

Phân tích dữ liệu Điều chỉnh thang đo

Nghiên cứu định lượng (N= 260) -Phân tích Cronbach‟s anpha -Phân tích (EFA)

3.2 Nghiên cứu định tính

Mục đích: Nghiên cứu định tính được thực hiện với mục đích cuối cùng của phương pháp nghiên cứu này là xây dựng bảng khảo sát chính thức nhằm tiến hành nghiên cứu định lượng ở bước tiếp theo.

Nội dung: Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu sơ bộ. Bước đầu của phương pháp này là việc tổng hợp tài liệu liên quan cũng như các mô hình nghiên cứu trước đây về tác động của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng. Trên cơ sở tổng hợp tài tài liệu, nhằm phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu, hình thành bảng khảo sát sinh viên phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của trường đại học thủ dầu một (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)