Các thành phần của sự gắn bó nhânviên với tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của cán bộ, nhân viên công ty dịch vụ bảo vệ kỹ an tại tp hồ chí minh (Trang 26 - 28)

Qua các nghiên cứu đã được thừa nhận trên thế giới và ở Việt Nam, tác giả nhận thấy rằng mục đích của các nghiên cứu là đo lường mức độ gắn bó của nhân viên đối với tổ chức. Tuy nhiên, mỗi một nghiên cứu đã có kết quả đề xuất các thành phần khác nhau về sự gắn bó của nhân viên với tổ chức, tác giả xin trình bày các nghiên cứu theo thứ tự về thời gian như sau:

Mowday và cộng sự (1979) đã đề xuất ba thành phần của sự gắn bó:

Sự đồng nhất (Identification): có niềm tin mạnh mẽ và chấp nhận mục tiêu, giá trị của tổ chức.

Lòng trung thành (Loyalty): mong muốn một cách mạnh mẽ duy trì vai trò thành viên của tổ chức.

Sự cố gắng nỗ lực (Involvement): dấn thân vào các hoạt động của tổ chức và luôn cố gắng tự nguyện vì tổ chức.

O’Reilly và Chapman (1986) đề xuất ba thành phần của sự gắn bó:

Sự phục tùng (Compliance): sự dấn thân vì những phần thưởng đặc biệt.

Sự gắn bó nhất quán (Identification): sự gắn bó vì mong muốn hội nhập với tổ chức.

Sự chủ quan (Internalisation): sự dấn thân do có sự phù hợp, sự tương đồng giữa giá trị của cá nhân với giá trị của tổ chức.

Penley và Gould (1988) đề xuất ba thành phần của sự gắn bó:

Đạo đức (Moral): sự chấp nhận và đồng thuận theo mục tiêu của tổ chức.

Tính toán (Calculative): sự đồng nhất với tổ chức vì nhân viên cảm thấy hài lòng với sự khích lệ vật chất khi có những đóng góp cho tổ chức.

Sự thờ ơ (Alienative): nhân viên ở lại với tổ chức chỉ vì áp lực của môi trường, dù họ thấy những gì họ nhận được không còn tương xứng với công sức họ đã bỏ ra.

Meyer và Allen (1991) đề xuất ba thành phần gắn bó :

Gắn bó vì tình cảm (Affective) : cảm xúc gắn bó, đồng nhất và dấn thân vào trong tổ chức.

Sự gắn bó để duy trì (Continuance) : nhân viên nhận thấy sẽ mất mát chi phí khi rời bỏ tổ chức.

Sự gắn bó vì đạo đức (Normative) : cảm giác có nghĩa vụ tiếp tục công việc. Trần Kim Dung (2005) đã thực hiện nghiên cứu điều chỉnh và kiểm định thang đo ý thức gắn bó với tổ chức của Mowday và cộng sự (1979) vào điều kiện Việt Nam,

theo đó kết quả nghiên cứu đã đề xuất 03 thành phần (1) ý thức nỗ lực cố gắng, (2) lòng trung thành, và (3) lòng tự hào yêu mến về tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của cán bộ, nhân viên công ty dịch vụ bảo vệ kỹ an tại tp hồ chí minh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)