Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của cán bộ, nhân viên công ty dịch vụ bảo vệ kỹ an tại tp hồ chí minh (Trang 40 - 42)

Theo lý thuyết đã đề cập trên, gắn bó với tổ chức đạt được bằng sự thỏa mãn các nhu cầu của nhân viên. Thang đo mức độ thỏa mãn với các thành phần của công việc phổ biến nhất hiện nay là Chỉ số mô tả công việc – JDI (Job Descriptive Index) của Smith (1969). Giá trị và độ tin cậy của JDI được đánh giá rất cao trong cả thực tiễn lẫn lý thuyết (Mayer & Schoorman, 1997). Smith đánh giá sự thỏa mãn công việc dựa trên năm (5) yếu tố, bao gồm:

1. Bản chất công việc: Liên quan đến những thách thức công việc, cơ hội để sử dụng các năng lực cá nhân và cảm nhận thú vị khi thực hiện công việc.

2. Cơ hội đào tạo và thăng tiến: liên quan đến nhận thức của nhân viên về các cơ hội được đào tạo, phát triển năng lực cá nhân và cơ hội được thăng tiến trong tổ chức.

3. Lãnh đạo: liên quan đến các mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo cấp trên trực tiếp, sự hỗ trợ của cấp trên, phong cách lãnh đạo và khả năng lãnh đạo thực hiện các chức năng quản trị trong tổ chức.

4. Đồng nghiệp: liên quan đến các hành vi, quan hệ đồng nghiệp tại nơi làm việc.

5. Tiền lương: liên quan đến cảm nhận của nhân viên về tính công bằng trong trả lương.

Trong nghiên cứu này, lý thuyết bậc thang nhu cầu Maslow được sử dụng làm cơ sở, kết hợp với thang đo JDI để đo lường mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên Công ty Dịch vụ bảo vệ Kỹ An. Sự thỏa mãn nhu cầu của nhân viên được thực hiện theo cấp bậc nhu cầu của Maslow, vừa theo khía cạnh công việc. Để phù hợp với thực tiễn tại Công ty Dịch vụ bảo vệ Kỹ An, các yếu tố như tiền lương, phúc lợi sẽ đổi thành chế độ đãi ngộ.

Mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với Công ty Dịch vụ bảo vệ Kỹ An bao gồm biến phụ thuộc là sự gắn bó của nhân viên với Công ty Dịch vụ bảo vệ Kỹ An. Biến độc lập bao gồm 5 biến: lãnh đạo, đồng nghiệp, chế độ đãi ngộ, đào tạo và thăng tiến, bản chất công việc. Việc đo lường sự gắn bó của nhân viên với tổ chức trong nghiên cứu này sử dụng thang đo ý thức gắn bó với tổ chức trong nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) về “thực hiện điều chỉnh và kiểm định thang đo ý thức gắn bó đối với tổ chức (Organizational commitment – OCQ) của Mowday & ctg (1979) vào điều kiện Việt Nam” gồm có 3 thành phần: ý thức nỗ lực cố gắng, lòng trung thành, lòng tự hào đối với tổ chức với 9 biến quan sát phù hợp với điều kiện Việt Nam. Do đó, mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất như sau:

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của cán bộ, nhân viên công ty dịch vụ bảo vệ kỹ an tại tp hồ chí minh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)