Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY CHUYỂN PHÁT NHANH BƯU ĐIỆN - CÔNG TY CỔ PHẦN (Trang 105 - 132)

3.3.3.1. Phân tích tình hình công nợ

a) Phân tích tình hình công nợ phải thu

Từ Bảng 3.7 Phân tích tình hình công nợ phải thu của TCT Chuyển phát nhanh Bưu điện - CTCP giai đoạn 2017-2019, có thể thấy tổng các khoản phải thu tăng lên qua các năm. Biến động của các khoản phải thu chủ yếu là do biến động của chỉ tiêu Phải thu ngắn hạn của khách hàng. Tỉ trọng của chỉ tiêu này trong Tổng các khoản phải thu cũng biến động tăng qua các năm trong giai đoạn 2017-2019. Cụ thể, Phải thu ngắn hạn của khách hàng vào cuối năm 2017 là 200.087 triệu đồng, tương ứng 85,72% trong Tổng các khoản phải thu. Vào cuối năm 2018, Phải thu ngắn hạn của khách hàng là 348.675 triệu đồng, tức tăng 148.588 triệu đồng so với cuối năm 2017 và tiếp tục tăng lên vào năm 2019, đạt 357.578 triệu đồng, tương ứng 90,68% trong tổng các khoản phải thu của TCT. Trả trước cho người bán ngắn hạn có chuyển biến giảm vào năm 2018 nhưng tăng mạnh vào năm 2019. Vào cuối năm 2019, tỉ lệ tăng của chỉ tiêu này là 205,59%. Nguyên nhân là do EMS sử dụng chính sách bán hàng thu tiền sau, dẫn đến việc khách hàng chiếm dụng vốn của TCT. EMS cần có giải pháp đối với các khoản phải thu này để giảm bớt vốn bị chiếm dụng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bảng 3.7. Phân tích tình hình công nợ phải thu của TCT Chuyển phát nhanh Bưu điện - Công ty cổ phần giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu

Cuối năm 2017 Cuối năm 2018 Cuối năm2019 Cuối năm 2019 so với

Cuối năm 2017 Cuối năm 2018 Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ lệ (%)

I. Các khoản phải thu ngắn hạn 213.216 91,35 367.984 95,45 375.689 95,27 162.473 76,20 7.705 2,09 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 200.087 85,72 348.675 90,44 357.578 90,68 157.491 78,71 8.903 2,55 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 1.636 0,70 1.109 0,29 3.390 0,86 1.754 107,17 2.281 205,59 3. Phải thu ngắn hạn khác 12.448 5,33 18.411 4,78 14.966 3,80 2.518 20,22 (3.445) -18,71 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (955) -0,41 (212) -0,05 (245) -0,06 711 -74,40 (33) 15,58 II. Các khoản phải thu dài hạn 20.192 8,65 17.528 4,55 18.642 4,73 (1.550) -7,68 1.114 6,36 1. Phải thu dài hạn khác 20.192 8,65 17.528 4,55 18.642 4,73 (1.550) -7,68 1.114 6,36 Tổng các khoản phải thu 233.408 100 385.512 100 394.33

1 100 160.923 68,94 8.819 2,29

Tỉ trọng của Phải thu ngắn hạn khác trong tổng các khoản phải thu giảm qua các năm. Trong đó, dựa trên BTMBCTC của TCT vào các năm từ 2017 đến 2019, có thể thấy Phải thu TCT Bưu điện Việt Nam về tiền dịch vụ thu hộ người bán (COD) và các khoản chi hộ chiếm tỉ trọng lớn nhất, cụ thể được trình bày tại Bảng 3.8 dưới đây.

Bảng 3.8. Cấu trúc Phải thu ngắn hạn khác của TCT Chuyển phát nhanh Bưu điện - Công ty cổ phần giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu

Cuối năm 2017 Cuối năm 2018 Cuối năm 2019 Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Phải thu ngắn hạn khác 12.448 100 18.411 100 14.966 100 - Tạm ứng 75 0,60 130 0,70 512 3,42 - Ký cược, ký quỹ 4.919 39,52 4.102 22,28 2.237 14,95 - Phải thu khác 7.454 59,88 14.180 77,02 12.217 81,63

+ Trong đó: Phải thu Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về tiền dịch vụ COD và các khoản chi hộ

3.659 29,39 7.495 40,71 3.943 26,34

(Nguồn: tính toán dựa trên BCTC của EMS các năm 2017, 2018, 2019)

EMS trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi đối với các khách hàng có số dư nợ lớn, thời gian nợ kéo dài và khó có khả năng thu hồi. Chỉ tiêu này giảm mạnh vào năm 2018 và giữ mức ổn định vào năm 2019, là kết quả của việc thực hiện tốt hoạt động thu hồi nợ, cho thấy TCT đã thu được các khoản nợ và hoàn nhập vào lợi nhuận.

Phải thu dài hạn khác phát sinh từ khoản ký quỹ cuối năm, trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là khoản tiền đặt cọc cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Bình để thuê khu xưởng, kho bãi văn phòng. Giá trị tiền đặt cọc vào năm 2017 là 19.700 triệu đồng, vào năm 2018 là 16.760 triệu đồng và vào năm 2019 đạt 13.820 triệu đồng (chi tiết tại Bảng 3.9).

Bảng 3.9. Cấu trúc Phải thu dài hạn khác của TCT Chuyển phát nhanh Bưu điện - Công ty cổ phần giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu

Cuối năm 2017 Cuối năm 2018 Cuối năm 2019 Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%)

Phải thu khác dài hạn 20.192 100 17.528 100 18.642 100

- Ký cược, ký quỹ 20.192 100 17.528 100 18.642 100

+ Trong đó: Đặt cọc cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Bình

19.700 97,56 16.760 95,62 13.820 74,13

(Nguồn: tính toán dựa trên BCTC của EMS các năm 2017, 2018, 2019)

Bảng 3.10. Phân tích tình hình công nợ phải thu khách hàng của TCT Chuyển phát nhanh Bưu điện - Công ty cổ phần giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2019 so với năm 2017 Năm 2019 so với năm 2018

Nợ phải thu người mua bình quân (triệu đồng)

192.543 274.381 353.126 160.584 78.745 Số lần thu hồi tiền

hàng (lần) 6,43 5,52 5,10 (1,33) (0,41)

Thời gian thu hồi

tiền hàng (ngày) 56,73 66,18 71,51 14,78 5,34

(Nguồn: tính toán dựa trên BCTC của EMS các năm 2017, 2018, 2019)

Theo phân tích tại Bảng 3.10 Phân tích tình hình công nợ phải thu khách hàng của EMS giai đoạn 2017-2019, số lần thu hồi tiền hàng vào năm 2019 là 5,1 lần, cũng có nghĩa thời gian thu hồi tiền hàng là 71,51 ngày. Chỉ tiêu này giảm 1,33 lần so với năm 2017 và giảm 0,41 lần so với năm 2018 cho thấy tốc độ chuyển hóa các khoản nợ phải thu thành tiền tăng lên. Tuy nhiên, thời gian trung bình để thu được các khoản phải thu vào các năm từ 2017 đến 2019 đều tương

đối cao và có xu hướng tăng qua các năm. Vào năm 2019, EMS cần trung bình 71,51 ngày để thu các khoản phải thu khách hàng, tăng 14,78 ngày so với năm 2017 và tăng 5,34 ngày so với năm 2018, cho thấy EMS vẫn còn trong tình trạng nợ đọng kéo dài, TCT cần có các biện pháp để thu hồi công nợ và khuyến khích khách hàng trả tiền trước đúng hạn theo thỏa thuận.

Bảng 3.11. So sánh tình hình công nợ phải thu khách hàng của TCT Chuyển phát nhanh Bưu điện – Công ty Cổ phần với Tổng công ty cổ phần

bưu chính Viettel năm 2019

Chỉ tiêu EMS Viettel Post

Nợ phải thu người mua bình quân (triệu đồng) 353.126 625.601 Doanh thu thuần(triệu đồng) 1.802.398 6.156.640 Số lần thu hồi tiền hàng (lần) 5,10 9,84 Thời gian thu hồi tiền hàng (ngày) 71,51 37,09

(Nguồn: Tính toán dựa trên BCTC của EMS và Viettel Post năm 2019)

So sánh với Viettel Post, số lần thu hồi tiền hàng của EMS nhỏ hơn nhiều. Số lần thu hồi tiền hàng của Viettel Post vào năm 2019 là 9,84 lần, gần gấp đôi số lần thu hồi tiền hàng của EMS. Có thể thấy, mặc dù EMS đã nỗ lực thu hồi công nợ nhưng so với Viettel Post thì vẫn còn chưa có hiệu quả.

b) Phân tích tình hình công nợ phải trả

Tổng các khoản nợ phải trả của EMS tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2017-2019, trong đó Phải trả người bán ngắn hạn và Phải trả người lao động chiếm tỉ trọng lớn nhất.

Phải trả người bán ngắn hạn nhìn chung có xu hướng tăng trong giai đoạn 2017-2019. Chỉ tiêu này tăng lên vào năm 2018 và giảm xuống vào năm 2019 nhưng giá trị chỉ tiêu vào năm 2019 vẫn cao hơn so với năm 2017. Tuy nhiên, tỉ trọng phải trả người bán ngắn hạn trong tổng các khoản phải trả giảm qua các năm cho thấy EMS đang kiểm soát tương đối tốt việc đi chiếm dụng vốn của người bán.

Bảng 3.12. Phân tích tình hình công nợ phải trả của TCT Chuyển phát nhanh Bưu điện - Công ty cổ phần giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu

Cuối năm

2017 Cuối năm 2018 Cuối năm2019

Cuối năm 2019 so với Cuối năm 2017 Cuối năm 2018 Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ lệ (%) I. Phải trả ngắn hạn 260.894 99,71 339.508 99,77 374.185 100 113.291 43,42 34.677 10,21 1. Phải trả người bán ngắn hạn 86.652 33,12 111.873 32,88 95.732 25,58 9.080 10,48 (16.141) -14,43 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 322 0,12 1.062 0,31 2.075 0,55 1.753 543,48 1.013 95,37 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.454 0,56 13.807 4,06 13.697 3,66 12.243 841,79 (109) -0,79 4. Phải trả người lao động 78.136 29,86 111.550 32,78 125.072 33,43 46.936 60,07 13.521 12,12 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 46.378 17,72 40.789 11,99 57.735 15,43 11.357 24,49 16.946 41,54 6. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 514 0,20 528 0,16 - 0,00 (514) -100 (528) -100 7. Phải trả ngắn hạn khác 21.347 8,16 28.349 8,33 31.667 8,46 10.320 48,34 3.318 11,70 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 6.180 2,36 591 0,17 364 0,10 (5.816) -94,12 (227) -38,46 9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 19.910 7,61 30.958 9,10 47.843 12,79 27.933 140,30 16.885 54,54

II. Phải trả dài hạn 770 0,29 788 0,23 - 0 (770) -100 (788) -100

Tổng nợ phải trả 261.665 100 340.295 100 374.185 100 112.520 43,00 33.889 9,96

Trong khi đó, phải trả người lao động tăng lên qua các năm cả về quy mô và tỉ trọng. Nguyên nhân là do số người lao động của EMS tăng lên. Cũng vì vậy, Quỹ phúc lợi, khen thưởng của TCT có biến động tăng lớn trong giai đoạn này.

Chi phí phải trả ngắn hạn (bao gồm Cước vận chuyển hàng không; Công phát EMS quốc tế; Chi phí khuyến mại, chiết khấu thương mại bằng tiền;…) chiếm tỉ trọng tương đối cao trong tổng các khoản nợ phải trả. Vào năm 2017, chỉ tiêu này đạt 46.378 triệu đồng, tương ứng 17,72% trong tổng các khoản phải trả. Chỉ tiêu này giảm nhẹ vào năm 2018 và sau đó tăng 16.946 triệu đồng vào năm 2019, tương ứng tỉ lệ tăng 41,54%.

Phải trả dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ trong Tổng các khoản phải trả, chỉ chiếm 0,29% vào năm 2017 và 0,23% vào năm 2018. Đến năm 2019, giá trị của chỉ tiêu này bằng 0, chứng tỏ EMS có xu hướng sử dụng các khoản công nợ ngắn hạn để tài trợ tài sản của TCT. Như đã phân tích ở các phần trước, việc sử dụng các khoản nợ ngắn hạn thay vì sử dụng các khoản nợ dài hạn có ưu điểm trong tính linh động vốn vay, nhưng cũng đồng thời chứa đựng rủi ro đối với TCT trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nay khi đến hạn.

Qua Bảng 3.13 dưới đây, có thể thấy số lần thanh toán tiền hàng của EMS tăng lên qua các năm từ năm 2017 đến năm 2019. Vào năm 2017, số lần thanh toán tiền hàng là 11,21 lần, tương ứng thời gian thanh toán tiền hàng là 32,56 ngày. Năm 2018, số lần thanh toán tiền hàng tăng lên và đạt 12,79 lần, tương ứng thời gian thu hồi tiền hàng là 28,54 ngày. Vào năm 2019, số lần thanh toán tiền hàng tăng thêm 1,92 lần, do đó EMS đã giảm thời gian thanh toán tiền hàng xuống 3,72 ngày và còn lại là 24,82 ngày. Điều này cho thấy tốc độ EMS thanh toán công nợ phải trả người bán nhanh hơn, TCT ít đi chiếm dụng vốn.

Khoảng cách giữa kỳ thu nợ khách hàng và kỳ trả nợ người bán tăng lên theo thời gian từ năm 2017 đến 2019. Đến năm 2019, số ngày trung bình cần thiết để thu nợ khách hàng là 71,51 ngày trong khi số ngày trung bình cần thiết để trả nợ người bán là 24,82 ngày, tức ngắn hơn kỳ thu nợ khách hàng 46,69 ngày. TCT cần nhanh

chóng rút ngắn khoảng cách giữa kỳ thu nợ và kỳ trả nợ bằng cách tăng cường chiếm dụng vốn của người bán hoặc rút ngắn thời gian thu nợ khách hàng, giảm thiểu vốn bị chiếm dụng để tránh rủi ro mất cân đối thu - chi.

Bảng 3.13. Phân tích tình hình công nợ phải trả người bán của TCT Chuyển phát nhanh Bưu điện – Công ty cổ phần giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu Năm2017 Năm2018 Năm2019

Năm 2019 so với năm 2017 Năm 2019 so với năm 2018 Giá vốn bán hàng (triệu đồng) 1.031.403 1.269.280 1.526.372 494.969 257.092 Nợ phải trả người bán bình quân (triệu đồng) 92.011 99.263 103.802 11.792 4.540 Số lần thanh toán tiền hàng (lần) 11,21 12,79 14,70 3,50 1,92

Thời gian thanh toán tiền hàng

(ngày) 32,56 28,54 24,82 (7,74) (3,72)

(Nguồn: tính toán dựa trên BCTC của EMS các năm 2017, 2018, 2019)

Bảng 3.14. So sánh tình hình công nợ phải trả người bán của TCT Chuyển phát nhanh Bưu điện – Công ty Cổ phần với

Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel năm 2019

Chỉ tiêu EMS Viettel Post

Giá vốn bán hàng (triệu đồng) 1.526.372 5.562.216 Nợ phải trả người bán bình quân (triệu đồng) 103.802 251.339 Số lần thanh toán tiền hàng (lần) 14,70 22,13 Thời gian thanh toán tiền hàng (ngày) 24,82 16,49

(Nguồn: Tính toán dựa trên BCTC của EMS và Viettel Post năm 2019)

Từ Bảng 3.14 có thể thấy: So với Viettel Post, số lần thanh toán tiền hàng trong kỳ của EMS ít hơn, tức là thời gian bình quân thanh toán tiền hàng của EMS dài hơn. Việc trì hoãn các khoản nợ phải trả người bán của EMS cho thấy sự linh hoạt trong việc sử dụng các nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.

3.3.3.2. Phân tích khả năng thanh toán

a) Phân tích khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của EMS giảm qua các năm trong giai đoạn 2017-2019 nhưng luôn lớn hơn 1 cho thấy TCT đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả bằng số tài sản hiện có, EMS không chịu nhiều sức ép từ phía chủ nợ. So sánh với Viettel Post, chỉ tiêu này của cả 2 đơn vị đều ở mức tương đối cao.

Bảng 3.15. Phân tích khả năng thanh toán tổng quát của TCT Chuyển phát nhanh Bưu điện - Công ty cổ phần giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu Cuốinăm 2017 Cuối năm 2018 Cuối năm 2019 Năm 2019 so với năm 2017 Năm 2019 so với năm 2018

Hệ số khả năng thanh toán

tổng quát (lần) 1,77 1,64 1,60 (0,17) (0,04)

(Nguồn: tính toán dựa trên BCTC của EMS các năm 2017, 2018, 2019)

Bảng 3.16. So sánh khả năng thanh toán tổng quát của TCT Chuyển phát nhanh Bưu điện – Công ty Cổ phần với Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel năm 2019

Chỉ tiêu EMS Viettel Post

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (lần) 1,60 1,42

(Nguồn: Tính toán dựa trên BCTC của EMS và Viettel Post năm 2019)

b) Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Từ Bảng 3.17 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của TCT Chuyển phát nhanh Bưu điện - CTCP giai đoạn 2017-2019 và Bảng 3.18 So sánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của EMS và Viettel Post năm 2019, có thể thấy:

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của EMS đang bị sụt giảm. Cụ thể, vào năm 2017, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,4 đồng giá trị tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu này giảm xuống còn 1,34 lần vào năm 2018 và tiếp tục giảm xuống đạt 1,31 lần vào năm 2019. Nguyên nhân là do Tài sản ngắn hạn của EMS tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng của Nợ ngắn hạn của TCT. Hệ số này của EMS cao hơn so với Viettel Post.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của EMS trong giai đoạn 2017-2019 giảm qua các năm nhưng đều lớn hơn 1 cho thấy EMS có thể có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của TCT bằng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn, tình hình tài chính của EMS được đánh giá là bình thường và khả quan. Để đánh giá toàn diện và chính xác hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của EMS thì còn phải đánh giá về chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán nhanh và Hệ số khả năng thanh toán tức thời của TCT.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của EMS trong giai đoạn này cũng đang bị giảm sút nhưng đều lớn hơn 1 chứng tỏ EMS đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, nói cách khác, TCT đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn bằng phần còn lại của tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của giá trị hàng tồn kho. Hệ số này của EMS cao hơn so với Viettel Post cho thấy khả năng thanh toán các khoản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY CHUYỂN PHÁT NHANH BƯU ĐIỆN - CÔNG TY CỔ PHẦN (Trang 105 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w