Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công, nguồn lực tài chính của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, phân tích hiệu quả kinh doanh là một công cụ giúp các đối tượng quan tâm nhận biết được khả năng sinh lợi, hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh có lợi cho từng đối tượng (Nguyễn Năng Phúc, 2011).
Phân tích hiệu quả kinh doanh bao gồm các nội dung: phân tích khả năng sinh lợi, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn.
Khả năng sinh lợi có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh: với một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào, doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí hoặc yếu tố đầu vào càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Ngược lại, lợi nhuận thu về trên một đơn vị chi phí hoặc yếu tố đầu vào thấp cho thấy khả năng sinh lợi thấp, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kém.
Một số chỉ tiêu thường được sử dụng khi phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cụ thể là:
- Sức sinh lợi của tài sản (ROA): Sức sinh lợi của tài
sản (ROA) =
LNST
[2.26] Tổng tài sản bình quân
(Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2018)
Trong đó, tài sản bình quân được tính như sau: Tổng tài sản
bình quân =
Tổng tài sản đầu kỳ + cuối kỳ
[2.27] 2
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, với một đồng tài sản, doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng cao, và ngược lại.
- Sức sinh lợi của VCSH (ROE): Công thức tính của ROE đã được nêu tại công thức [2.1], chương 2.2.2.4. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trên mỗi một đơn vị VCSH bình quân đưa vào kinh doanh. Trị số của chỉ tiêu này càng cao thể hiện sức sinh lợi của VCSH càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao, và ngược lại.
- Sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS): Sức sinh lợi của
doanh thu thuần (ROS)
=
Lợi nhuận sau thuế
[2.28] Doanh thu thuần
(Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2018)
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi từ doanh thu của doanh nghiệp càng cao, khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp càng tốt, và ngược lại.
2.3.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Một số chỉ tiêu thường được sử dụng khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản như sau:
- Số lần luân chuyển của tài sản (TAT): Công thức tính của chỉ tiêu đã được nêu tại công thức [2.3], mục 2.2.2.4. Chỉ tiêu này cho biết số lần luân chuyển của tài sản của doanh nghiệp trong một kỳ phân tích, hay nói cách khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả, góp phần tăng doanh thu và tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, chỉ tiêu này quá thấp có nghĩa tài sản vận động chậm, có thể hàng tồn kho, sản phẩm dở dang nhiều, doanh nghiệp cần có những biện pháp cải thiện để không lãng phí nguồn lực. Tuy nhiên, chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong doanh nghiệp.
- Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế: Suất hao phí của tài
sản so với lợi nhuận sau thuế
=
Tài sản bình quân
[2.29] Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, để thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần bỏ ra bao nhiêu đồng tài sản. Trị số của chỉ tiêu này càng thấp, hiệu quả sử dụng tài sản càng cao, và ngược lại.
2.3.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Theo Nguyễn Năng Phúc (2011), hiệu quả sử dụng VCSH được xác định dựa trên kết quả đầu ra của doanh nghiệp so với VCSH được sử dụng để tạo ra kết quả tương ứng đó nhằm mục đích tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn phát sinh.
Khi phân tích hiệu quả sử dụng VCSH, bên cạnh chỉ tiêu Sức sinh lợi của VCSH (công thức [2.1] đã nêu tại mục 2.2.2.4), các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu Số vòng quay của VCSH:
Số vòng quay của VCSH = Doanh thu thuần [2.30] VCSH bình quân
(Nguồn: Nguyễn Năng Phúc, 2011)
Trong đó, VCSH bình quân được xác định theo công thức sau:
VCSH bình quân = VCSH đầu kỳ + cuối kỳ [2.31] 2
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, VCSH quay được bao nhiêu vòng, hay nói cách khác, với 1 đồng VCSH bỏ ra, doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ VCSH vận động càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn càng lớn, và ngược lại.