Phương pháp phân tích Báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY CHUYỂN PHÁT NHANH BƯU ĐIỆN - CÔNG TY CỔ PHẦN (Trang 50 - 60)

Phương pháp phân tích là cách thức tiếp cận đối tượng cần phân tích mà đối tượng này đã được thể hiện qua một hệ thống các chỉ tiêu phân tích. Mục đích của việc phân tích là nhằm nhận biết được ý nghĩa và mối quan hệ hữu cơ của các thông tin từ chỉ tiêu phân tích (Nguyễn Ngọc Quang, 2011).

Có nhiều phương pháp có thể sử dụng trong quá trình phân tích như phương pháp so sánh, phương pháp cân đối, phương pháp loại trừ, … Các chuyên gia phân tích có thể sử dụng một hoặc một số phương pháp một cách linh hoạt, phù hợp với từng nội dung phân tích hoặc để đạt được các mục đích phân tích khác nhau.

Một số phương pháp sau đây thường được sử dụng trong quá trình phân tích BCTC:

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong phân tích BCTC. Khi thực hiện phương pháp so sánh, các nhà phân tích thường đối chiếu các chỉ tiêu tài chính với nhau để xác định sự biến động cũng như mức độ biến động của các đối tượng nghiên cứu (Nguyễn Ngọc Quang, 2011).

Theo Nguyễn Năng Phúc (2011), các chỉ tiêu so sánh cần đảm bảo đáp ứng các điều kiện “có thể so sánh được”, cụ thể, các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu, phương pháp tính các chỉ tiêu, thời gian và các đơn vị tính các chỉ tiêu.

Nội dung của phương pháp so sánh bao gồm:

+ So sánh giữa số thực tế của kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước đó nhằm mục đích xác định tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp có xu hướng thay đổi như thế nào, đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

+ So sánh giữa số thực tế của kỳ phân tích với số của kỳ kế hoạch nhằm mục đích xác định mức phấn đấu hoàn thành kế hoạch đã đặt ra trong mọi mặt của hoạt động tài chính.

+ So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của ngành, của các doanh nghiệp khác nhằm mục đích đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp (tốt hay xấu, có triển vọng hay không).

Phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3 hình thức:

+ So sánh theo chiều ngang: So sánh theo chiều ngang trên các BCTC là so sánh, đối chiếu tình hình biến động của từng khoản mục, trên từng BCTC cả về số tuyệt đối và số tương đối. Khi so sánh theo chiều ngang, các nhà phân tích có thể thấy được sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, trên từng BCTC của doanh nghiệp, từ đó trả lời cho câu hỏi: “Mức độ biến động (tăng hay giảm) về quy mô của chỉ tiêu phân tích như thế nào?”, “Các chỉ tiêu nhân tố có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích ra sao?”

+ So sánh theo chiều dọc: Phân tích BCTC theo chiều dọc là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số nhằm thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trên từng BCTC hoặc giữa các BCTC với nhau. Thực chất, việc so sánh theo chiều dọc trên các BCTC là phân tích sự biến động trong cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu phân tích.

+ So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu: Các nhà phân tích so sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu khi muốn xem xét về xu hướng phát triển của các hiện tượng, kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, các nhà phân tích sẽ xem xét các chỉ tiêu riêng biệt hoặc các chỉ tiêu tổng cộng trên BCTC trong mối liên hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung.

Nguyễn Văn Công (2018) cũng nêu rõ một số kỹ thuật so sánh mà các nhà phân tích có thể áp dụng trong quá trình phân tích BCTC của doanh nghiệp. Đối với từng mục đích cụ thể, các nhà phân tích có thể áp dụng một hoặc nhiều kỹ thuật so

sánh sau đây:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: Các nhà phân tích thực hiện so sánh trị số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, qua đó biết được quy mô biến động của chỉ tiêu phân tích.

+ So sánh bằng số tương đối: Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối được sử dụng nhằm xác định tỷ lệ hoàn thành so với kế hoạch đã đề ra, tốc độ, xu hướng và nhịp điệu biến động của các chỉ tiêu phân tích cũng như tính hợp lý của cơ cấu hiện tại, xu hướng biến động về cơ cấu của chỉ tiêu phân tích.

+ So sánh bằng số bình quân: Số bình quân phản ánh mức độ bình quân, tính chất đặc trưng chung của một nhóm đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể. Do đó, khi sử dụng kỹ thuật so sánh bằng số bình quân, các nhà phân tích có thể nắm được thông tin về vị trí của doanh nghiệp khi so sánh với bình quân chung của ngành.

2.2.2.2. Phương pháp loại trừ

Theo Nguyễn Năng Phúc (2011), phương pháp loại trừ giúp các nhà phân tích xác định được mức độ ảnh hưởng của lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Khi xác định sự ảnh hưởng của một nhân tố tới chỉ tiêu phân tích thì cần giả định rằng chỉ tiêu phân tích đó không chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố còn lại.

Phương pháp loại trừ có thể được thực hiện bằng 02 cách:

- Phương pháp số chênh lệch: Phương pháp này dựa vào sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến chỉ tiêu nghiên cứu. Để áp dụng phương pháp này, trước hết cần biết được số lượng các yếu tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa các yếu tố này với chỉ tiêu phân tích, từ đó giúp xác định được công thức lượng hóa sự ảnh hưởng của yếu tố đó. Các yếu tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạng tích, trong đó, yếu tố số lượng được sắp xếp trước yếu tố chất lượng, yếu tố chủ yếu xếp trước yếu tố thứ yếu. Khi phân tích sự ảnh hưởng của một yếu tố đến chỉ tiêu nghiên cứu, các nhà phân tích sử dụng phần chênh lệch của yếu tố đó nhân với trị số của những yếu tố khác (yếu tố chưa thay đổi sẽ giữ nguyên trị số ở kỳ gốc, yếu tố đã

thay đổi có trị số ở kỳ phân tích). Phương pháp này được thực hiện cụ thể như sau: Để khái quát mô hình chung của phương pháp số chênh lệch, ta gọi chỉ tiêu X là chỉ tiêu cần phân tích và chỉ tiêu này phụ thuộc vào 03 yếu tố ảnh hưởng theo thứ tự là a, b, c. Xét 02 trường hợp:

+ Trường hợp 1: các yếu tố a, b, c có quan hệ tích với chỉ tiêu phân tích X như sau:

X = a.b.c.

Nếu quy ước ký hiệu của kỳ gốc là 0, của kỳ phân tích là 1, ta có: ;

 Số tuyệt đối:

= –

Trong đó:  là số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu X giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

 Số tương đối:

100

Khi đó, ta xác định được sự ảnh hưởng của các yếu tố đến chỉ tiêu X như sau:

Ảnh hưởng của yếu tố a: = (-)..

Ảnh hưởng của yếu tố b: = (-)..

Ảnh hưởng của yếu tố c: = (-).. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng:

 = + +

+ Trường hợp 2: các yếu tố a, b, c có quan hệ tích số và thương số với chỉ tiêu phân tích X như sau:

= c

Nếu quy ước ký hiệu của kỳ gốc là 0, của kỳ phân tích là 1, ta có: = ; =

 Số tuyệt đối:

 = – = –

 Số tương đối:

100

Khi đó, ta xác định được sự ảnh hưởng của các yếu tố đến chỉ tiêu X như sau:

 Ảnh hưởng của yếu tố a: = (-)

 Ảnh hưởng của yếu tố b: = (-) (. )

 Ảnh hưởng của yếu tố c: = (-)

Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng: = + +

- Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp thay thế lần lượt từng yếu tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến chỉ tiêu phân tích; các yếu tố chưa được thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc. Từ đây, người phân tích sẽ so sánh trị số vừa tính được với trị số trước khi thay thế của chỉ tiêu phân tích. Mức chênh lệch tính được chính là ảnh hưởng của từng yếu tố đến chỉ tiêu phân tích.

Để áp dụng phương pháp này, mối quan hệ giữa các yếu tố và chỉ tiêu phân tích là mối quan hệ tác động trực tiếp, được biểu diễn dưới dạng tích. Tương tự như ở phương pháp số chênh lệch, các yếu tố cũng được sắp xếp theo trình tự từ yếu tố số lượng đến yếu tố chất lượng. Trong quá trình phân tích, trình tự sắp xếp các yếu tố không được thay đổi và giả định rằng mối quan hệ giữa các yếu tố là không thể tách rời. Cụ thể:

+ Trường hợp 1: các yếu tố a, b, c có quan hệ tích với chỉ tiêu phân tích X như sau: X = a.b.c.  Số tuyệt đối:  = –  Số tương đối: 100

Khi đó, ta xác định được sự ảnh hưởng của các yếu tố đến chỉ tiêu X như sau:

Ảnh hưởng của yếu tố a: = -

Ảnh hưởng của yếu tố b: = -

Ảnh hưởng của yếu tố c: = -

Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng:  = + +

+ Trường hợp 2: các yếu tố a, b, c có quan hệ tích số và thương số với chỉ tiêu phân tích X như sau:

= c

 Số tuyệt đối:

 = – = –

 Số tương đối:

100

Khi đó, ta xác định được sự ảnh hưởng của các yếu tố đến chỉ tiêu X như sau:

- Ảnh hưởng của yếu tố b: = - Ảnh hưởng của yếu tố c: =

Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng:  = + + 2.2.2.3. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích

Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích thường được áp dụng khi nghiên cứu, phân tích một chỉ tiêu tổng hợp. Những chỉ tiêu này có thể được chi tiết theo bộ phận (yếu tố) cấu thành, theo thời gian và theo không gian.

- Chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu theo bộ phận cấu thành: Bằng việc chi tiết các chỉ tiêu phân tích theo các bộ phận, các nhà phân tích có thể so sánh được mức độ đạt được của các bộ phận cấu thành giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, xem xét mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đó đến chỉ tiêu tổng hợp cũng như xác định mức độ đóng góp vào kết quả chung của từng bộ phận.

- Chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian: Việc phân tích chỉ tiêu nghiên cứu chi tiết theo thời gian giúp các nhà quản lý đưa ra được những quyết định kịp thời, sát với tình hình thực tiễn, giải quyết các tình huống phát sinh. Tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu của việc phân tích và nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích, có thể lựa chọn chi tiết các chỉ tiêu nghiên cứu theo tháng, quý, năm, …

- Chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu theo không gian: Bằng việc chi tiết chỉ tiêu phân tích theo không gian, các nhà quản lý có thể đánh giá được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, đơn vị theo địa điểm phát sinh công việc, là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý đưa ra các quyết định liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp địa bàn kinh doanh, địa bàn hoạt động kinh doanh trọng điểm, ….

Các chỉ tiêu nghiên cứu được chi tiết hóa càng đa dạng, phong phú thì kết quả phân tích càng chính xác, đầy đủ. Trong quá trình phân tích, căn cứ vào mục đích, yêu cầu và đặc điểm của chỉ tiêu phân tích mà người phân tích có thể linh hoạt lựa chọn một hoặc nhiều cách thức chi tiết cho phù hợp (Nguyễn Ngọc Quang,

2011; Nguyễn Văn Công, 2018).

2.2.2.4. Vận dụng mô hình Dupont

Các nhà phân tích thường áp dụng mô hình tài chính Dupont khi phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Thông qua việc tìm hiểu về mối liên kết giữa các chỉ tiêu, có thể phát hiện những yếu tố có ảnh hưởng đến chỉ tiêu nghiên cứu theo một trình tự logic chặt chẽ, từ đó xác định được những nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt, xấu của mỗi hoạt động của doanh nghiệp (Nguyễn Năng Phúc, 2011).

Theo phương pháp Dupont, nhà phân tích sẽ biến đổi một chỉ tiêu gốc ban đầu thành tích số của một chuỗi các biến số có mối liên hệ với nhau, từ đó phân tích mức ảnh hưởng của từng nhân tố (biến số) đến chỉ tiêu gốc trong kỳ cũng như đánh giá sự thay đổi của chỉ tiêu gốc, các nhân tố (biến số) giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

Ví dụ về chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” (ROE - Return on Equity), ta có công thức gốc ban đầu như sau:

ROE = LNST [2.1]

Vốn chủ sở hữu (VCSH) bình quân

Khi áp dụng mô hình Dupont, ta biến đổi công thức gốc [2.1] trong quan hệ với tài sản như sau:

ROE = LNST x

Tổng tài sản bình quân

[2.2] Tổng tài sản bình quân VCSH bình quân

Tương tự, trong quan hệ với tài sản và doanh thu thuần, ta có:

ROE = LNST x Doanh thu thuần x Tổng tài sản bình quân [2.3] Doanh thu

thuần Tổng tài sảnbình quân VCSH bìnhquân

x Đòn bẩy tài trợ bình quân Trong đó:

- ROS (Return on sales): Sức sinh lợi của doanh thu thuần - TAT (Total asset turnover): Số lần luân chuyển của tài sản - AFL (Average financial leverage): Đòn bẩy tài trợ bình quân Từ đó, ta có:

ROE = ROS x TAT x AFL

Như vậy, có thể thấy rằng, để tăng khả năng sinh lợi của VCSH, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản lý tùy theo tình hình thực tế mà cần cân nhắc áp dụng các biện pháp như tăng sức sinh lợi trên doanh thu thuần bằng cách giảm chi phí kinh doanh, tăng số lần luân chuyển của tài sản hay tăng đòn bẩy tài chính bằng cách tăng tổng tài sản trên VCSH.

Có thể khẳng định rằng, mô hình Dupont là một công cụ đắc lực trong việc phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Việc vận dụng mô hình Dupont tương đối đơn giản, kết quả phân tích là đáng tin cậy để giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định hữu ích nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Công, 2018).

2.2.2.5. Các phương pháp khác

Bên cạnh các phương pháp nêu trên, các nhà phân tích cũng sử dụng một số phương pháp khác khi phân tích BCTC như phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp đồ thị, …

Cơ sở của phương pháp liên hệ cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh, ví dụ như giữa tổng số vốn và tổng số nguồn vốn, giữa thu với chi và kết quả kinh doanh, giữa nguồn mua sắm và tình hình sử dụng các loại vật tư, …. Phương pháp liên hệ cân đối giúp nhà phân tích xác định được sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu

phân tích thông qua xác định mức chênh lệch của từng nhân tố giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, kỳ hiện tại so với kỳ trước và giữa các nhân tố mang tính chất độc lập.

Phương pháp đồ thị là phuơng pháp trình bày và phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu bằng bản đồ, đồ thị hoặc biểu đồ trên cơ sở sử dụng các con số, hình vẽ, đường nét, màu sắc để trình bày các đặc điểm về số lượng của chỉ tiêu nghiên cứu. Phương pháp đồ thị thường được sử dụng để phân tích về kết cấu và sự biến đối kết cấu, mức độ phổ biến, xu hướng tăng trưởng, … của chỉ tiêu nghiên cứu (Nguyễn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY CHUYỂN PHÁT NHANH BƯU ĐIỆN - CÔNG TY CỔ PHẦN (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w