Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Khi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, để có nhận xét toàn diện và chính xác, các nhà phân tích quan tâm đến một số chỉ tiêu sau:
+ Hệ số tài trợ thường xuyên: Hệ số tài trợ
thường xuyên =
Nguồn tài trợ thường xuyên
[2.8] Tổng nguồn vốn
(Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2018)
Chỉ tiêu này phản ánh tỉ trọng nguồn tài trợ thường xuyên so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao, và ngược lại.
+ Hệ số tài trợ tạm thời: Hệ số tài trợ
tạm thời =
Nguồn tài trợ tạm thời
[2.9] Tổng nguồn vốn
(Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2018)
Tương tự như hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời cho biết nguồn tài trợ tạm thời chiếm bao nhiêu phần so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao, và ngược lại.
+ Hệ số VCSH so với nguồn tài trợ thường xuyên: Hệ số VCSH so với
nguồn vốn thường xuyên =
VCSH
[2.10] Nguồn vốn tài trợ thường xuyên
(Nguồn: Nguyễn Năng Phúc, 2011)
Thông qua chỉ tiêu này, các nhà phân tích nhận thấy được trong tổng số nguồn vốn thường xuyên, số VCSH chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao, và ngược lại.
+ Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: Hệ số tự tài trợ tài
sản dài hạn =
Nguồn vốn tài trợ thường xuyên
[2.11] Tài sản dài hạn
(Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2018)
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn thường xuyên để tài trợ tài sản dài hạn đến mức độ nào. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 chứng tỏ tính ổn định về tài chính của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại, trị số này càng nhỏ hơn 1 thể hiện doanh nghiệp càng chịu áp lực nặng nề để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, do đó cân bằng tài chính của doanh nghiệp ở tình trạng xấu.
+ Hệ số tự tài trợ tài sản ngắn hạn: Hệ số tự tài trợ tài sản
ngắn hạn =
Nguồn tài trợ tạm thời
[2.12] Tài sản ngắn hạn
(Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2018)
Thông qua chỉ tiêu này, các nhà phân tích biết được doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ tạm thời hay nợ ngắn hạn để tài trợ tài sản ngắn hạn như thế nào. Trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng cả nguồn tài trợ tạm thời và nguồn tài trợ thường xuyên để tài trợ tài sản ngắn hạn, do đó tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và bền vững. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 cho thấy mức độ ổn định và bền vững tài chính của doanh nghiệp càng cao. Ngược
lại, trị số của chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ nguồn tài trợ tạm thời của doanh