PGS .TS NGUYỄN HOÀNG LONG
c. Tuân thủ pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
3.2.2.3. Tổ chức giám sát chặt chẽ việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của thanh tra, giám sát
của thanh tra, giám sát
Tăng cường công tác theo dõi, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình không khắc phục chỉnh sửa hoặc tái phạm. Đây là một khâu có ý nghĩa quan trọng vì nếu các kiến nghị sau thanh tra không được thực hiện, các vi phạm không được xử lý nghiêm thì hoạt động thanh tra sẽ trở thành vô nghĩa:
- Kết thúc cuộc thanh tra, cần quy định cụ thể thời gian phải bàn giao hồ sơ thanh tra, tránh trường hợp chậm trễ, kéo dài, vừa lãng phí thời gian vừa có thể xẩy ra tình trạng thất lạc hồ sơ.
- Quy định rõ người có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra: Cán bộ chuyên quản các tổ chức, chương trình, dự án TCVM mở sổ theo dõi việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra và có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các
tổ chức, chương trình, dự án TCVM thực hiện việc báo cáo kết quả chỉnh sửa về thanh tra chi nhánh. Đồng thời cán bộ chuyên quản tổ chức, chương trình, dự án TCVM có trách nhiệm tổng hợp kết quả thanh tra vào hồ sơ các tổ chức, chương trình, dự án TCVM. Đột xuất tiến hành kiểm tra, giám sát trực tiếp kết quả chỉnh sửa tại đơn vị để các tổ chức, chương trình, dự án TCVM nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác. Trường hợp tổ chức, chương trình, dự án TCVM cố tình không thực hiện hoặc tái phạm, báo cáo và đề xuất với Chánh TTGSNH chi nhánh và Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La biện pháp xử lý thích hợp.
3.2.3. Tăng cường xử lý các vi phạm, sử dụng hiệu quả công cụ xử phạtvi phạm hành chínhvi phạm hành chínhvi phạm hành chính vi phạm hành chính
NHNN chi nhánh đã phổ biến Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đến tất cả các TCTD trên địa bàn. Nhìn chung, các TCTD nói chung và các tổ chức, chương trình, dự án TCVM nói riêng đã chú trọng hơn đến công tác kiểm tra, kiểm soát để nâng cao chất lượng các mặt nghiệp vụ, hạn chế các sai sót. Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra khi phát hiện một số tồn tại, khuyết điểm cần xử phạt theo hướng dẫn tại nghị định này nhưng Thanh tra, giám sát chi nhánh vẫn nương nhẹ, chỉ nhắc nhở, cảnh cáo mà chưa xử phạt bất cứ một trường hợp nào đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM cho nên tính răn đe chưa cao. Để việc xử phạt đúng quy trình và phát huy được tác dụng tích cực của nó thì trong thời gian tới phải thực hiện:
- Củng cố chứng cứ thanh tra, chứng cứ xử phạt vi phạm hành chính: Khi phát hiện các sai phạm, cán bộ thanh tra phải làm việc với đối tượng thanh tra để yêu cầu giải trình. Quá trình làm việc phải lập thành biên bản làm việc, có ký xác nhận của các bên liên quan. Trong trường hợp sai phạm cần xử phạt vi phạm hành chính, tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm xảy ra hành vi vi phạm, mức độ vi phạm và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (nếu có), đồng thời sao chụp các hồ sơ chứng cứ sai phạm có liên quan.
- Đối với từng hành vi vi phạm, căn cứ vào mức độ vi phạm để có hình thức xử phạt phù hợp: Trường hợp vi phạm lần đầu và đối tượng vi phạm đã khắc phục ngay không để xảy ra thiệt hại có thể không xử phạt mà chỉ nhắc nhở hoặc cảnh cáo. Nhưng những hành vi cố tình tái phạm (vi phạm từ lần thứ hai trở đi) hoặc vi phạm nghiêm trọng, vi phạm không khắc phục hậu quả, cố ý vi phạm… phải kiên quyết xử lý vi phạm để giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật và đảm bảo sự công bằng giữa người làm tốt, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình nghiệp vụ với người làm chưa tốt hoặc cố ý làm trái.
3.2.4. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân sự làm công tác thanh tra, giám sát
Đối với công tác đào tạo cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La:
- Tập trung bồi dưỡng đội ngũ công chức làm thanh tra, giám sát các kiến thức cần thiết khác như QLNN, nghiệp vụ thanh tra cơ bản, thanh tra nâng cao, bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ trưởng đoàn thanh tra, thanh tra trên cơ sở rủi ro… để nâng cao năng lực của đội ngũ công chức làm thanh tra, giám sát. Đồng thời lựa chọn những cán bộ có kinh nghiệm, có tâm huyết với công tác thanh tra, giám sát để đào tạo bổ sung những lớp đào tạo thanh tra nâng cao.
- Chủ động và đổi mới các hình thức đào tạo tại chỗ cho đội ngũ công chức làm công tác thanh tra, giám sát như: Tập huấn kỹ năng về thành lập đoàn thanh tra (Quá trình thành lập các Đoàn Thanh tra, kiểm tra; phân công cán bộ chuyên quản có sự đan xen, kết hợp giữa các cán bộ đã có kinh nghiệm với các công chức mới để hướng dẫn, học hỏi lẫn nhau trong thực tế,…); Tập huấn các kỹ năng thanh theo từng lĩnh vực, những sai phạm hay xảy ra, những vần đề cần lưu ý khi thanh tra, đặc biệt là các thủ đoạn tinh vi cần lưu ý khi thanh tra; thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp thanh tra tại thanh tra, giám sát chi nhánh để các cán bộ có thể trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau… Tại các buổi tập huấn, thảo luận cần phải chuẩn bị các tình huống và chia nhóm thảo luận để các cán bộ thanh tra đề xuất phương án giải quyết hoặc lấy các vụ việc để phân tích; đồng thời cần phân tích đối với từng phương án đề xuất để nêu rõ ưu
điểm, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn khi áp dụng phương pháp để cán bộ thanh tra hiểu sâu, đặc biệt là các cán bộ mới có thể rút ra kinh nghiệm và bài học cho bản thân, từ đó để biết và áp dụng, lựa chọn phương án phù hợp nhất trong thực thi công tác thành tra, giám sát.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thanh tra và kiến nghị NHNN Việt Nam tăng cường mở thêm các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ thanh tra NHNN chi nhánh liên quan đến thanh tra, giám sát các tổ chức, chương trình, dự án TCVM (như mở lớp đào tạo kiến thức về TCVM; công tác thanh tra, giám sát từ xa đối với các tổ chức, chương trình dự án TCVM,…). Việc xây dựng kế hoạch đào tạo phải căn cứ trên năng lực của từng cán bộ làm công tác thanh tra cũng như nhu cầu sử dụng và yêu cầu thực tế của công tác thanh tra, giám sát.
- Tổ chức các Đoàn giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về Thanh tra, giám sát các tổ chức, chương trình, dự án TCVM tại các địa phương có các tổ chức, chương trình, dự án TCVM như: Thanh Hóa, Điện Biên, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Hà Nội,…
3.2.5. Tăng cường vai trò định hướng, hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức,chương trình, dự án tài chính vi môchương trình, dự án tài chính vi môchương trình, dự án tài chính vi mô chương trình, dự án tài chính vi mô
Công tác định hướng, hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trong những năm qua một số nội dung NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La đã làm rất tốt thì cần tiếp tục phát huy. Tuy nhiên để các tổ chức, chương trình, dự án TCVM hoạt động tốt trong thời gian tới thì NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La cần quan tâm hỗ trợ công tác đào tạo cho toàn bộ đội ngũ nhân sự các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn. Bời vì qua kiểm tra, giám sát cho thấy trình độ đội ngũ cán bộ của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn còn rất nhiều hạn chế như: Không nắm được các kiến thức về pháp luật liên quan đến hoạt động; không nắm được kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng xử lý công việc; không nắm được xu thế phát triển của ngành và vị thế của mình ra sao; công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân sự của các tổ chức, chương trình dự án TCVM chưa
được quan tâm, hầu hết đội ngũ nhân sự chưa được đào tạo bài bản, kể cả đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, kiểm soát,… Dẫn đến nhiều khi hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM mất phương hướng, càng làm càng sai… Có thể thấy nguy cơ tiềm ẩn rủi ro của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM từ chất lượng đội ngũ nhận sự là rất lớn, nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động, mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Do vậy, việc hỗ trợ đào tạo cho đội ngũ cán bộ của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn là rất cần thiết, nội dung đào tạo cần tập trung những nội dung chủ yếu theo bảng 3.1:
Bảng 3.1: Nội dung hỗ trợ đào tạo cho các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn tỉnh Sơn La
TT NỘI DUNG HỖ TRỢ ĐÀO TẠO
I Tập huấn những kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM
1 Tập huấn các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM.
2
Pháp luật dân sự và hợp đồng dân sự:
- Về chủ thể dân sự (Doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân…)
- Về Giao dịch dân sự: Hợp đồng dân sự, hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay; các trường hợp Hợp đồng bị vô hiệu (toàn bộ hoặc từng phần);
- Về thời hạn và thời hiệu;
- Vấn đề về đại diện; chế định về thừa kế;
3
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản. Kinh nghiệm áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay để khoản vay an toàn;
4 Những điều cần biết liên quan đến phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng và những vấn đề pháp luật khác có liên quan;
gia tố tụng, thi hành án. Hướng dẫn việc chuẩn bị các hồ sơ tài liêu gửi Tòa án và Thi hành án; các vấn cần lưu khi phối hợp với Tòa Án, thi hành án,…
II. Tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng
1
Xu hướng hoạt động của ngành ngân hàng và định hướng phát triển hệ thống các tổ chức, chương trình, dự án TCVM của nhà nước, NHNN, UBND Tỉnh trong thời gian tới; vị thế của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn;
2
Tập huấn nghiệp vụ tín dụng:
- Tập huấn quy trình cho vay, thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định của NHNN; tập huấn kỹ năng xử lý các vấn đề phát trong thời gian vay vốn; hướng dẫn về phương thức cho vay: hạn mức tín dụng, từng lần và các phương thức cho vay khác;
- Tập huấn kỹ năng về cho vay khách hàng cá nhân/hộ gia đình: Các kỹ năng chuyên sâu về cho vay; hướng dẫn kỹ năng xây dựng và thiết lập bộ hồ sơ vay vốn đảm bảo chặt chẽ, đầy đủ theo quy định của pháp luật; các vấn đề cần lưu ý: Giải ngân vốn vay, giám sát và kiểm tra sau khi cho vay, xử lý các vấn đề phát trong thời gian vay vốn…
- Tập huấn kỹ năng về cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ: Các kỹ năng chuyên sâu về cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ; hướng dẫn kỹ năng xây dựng và thiết lập bộ hồ sơ vay vốn đảm bảo chặt chẽ, đầy đủ theo quy định của pháp luật; các vấn đề cần lưu ý: Giải ngân vốn vay, giám sát và kiểm tra sau khi cho vay, xử lý các vấn đề phát trong thời gian vay vốn… - Tập huấn phân loại khách hàng và lựa chọn khách hàng; tập huấn cách nhận biết dấu các hiệu rủi ro tín dụng; Tập huấn kỹ năng về quản lý và xử lý nợ có vấn đề;
- Hướng dẫn kỹ năng nhận biết những sai sót pháp lý về hồ sơ vay vốn; đồng thời hướng dẫn cánh khắc phục. Lưu ý những vấn đề sai sót pháp lý liên quan đến hồ sơ vay vốn thường gặp
rút tiền gửi của khách hàng; các vần đề cần lưu ý liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiền; hướng dẫn xử lý các tình huống phát sinh trong thời gian gửi tiền...
4 Tập huấn các nghiệp vụ khác: nghiệp vụ kế toán; kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nghiệp vụ quản lý kho, quỹ,…
5
Tập huấn kỹ năng xây dựng và ban hành các quy định, quy chế nội bộ liên quan đến hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM; hướng dẫn kỹ năng xây dựng một số quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động chính của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM.
6
Dành cho lãnh đạo quản lý, tập huấn: Kỹ năng quản lý, lãnh đạo; quản trị chiến lược trong kinh doanh; Kỹ năng tạo động lực để nhân viên làm việc hiệu quả;
7
- Văn hóa doanh nghiệp;
- Tập huấn về kỹ năng giao tiếp và bán hàng; kỹ năng về đóng gói sản phẩm, bán kèm sản phẩm, bán chéo sản phẩm để khai thác hết tiềm năng lợi thế của khách hàng nhằm mục đích giúp khách hàng tiếp cận nhiều sản phẩm dịch vụ khác và tăng thu dịch vụ, giảm thiểu rủi ro tín dụng;
8
Tập huấn kỹ năng quản lý thời gian và làm việc nhóm; chất lượng cuộc sống. Tập huấn kỹ năng về sắp xếp công việc để làm việc hiệu quả, sắp xếp hồ sơ tài liệu;…
Với các nội dung đào tạo trên nhằm mục đích để cho đội ngũ nhân sự các tổ chức, chương trình, dự án TCVM hiểu đúng, đồng thời nằm bắt một cánh toàn diện về hoạt động tài chính vi mô, để họ hiểu được làm từ đâu, cách làm như thế nào, vận hành ra sao,… để từ đó các tổ chức, chương trình, dự án TCVM hoạt động đúng hướng, đúng tôn chỉ, an toàn và hiệu quả.
Về cách thức hỗ trợ đào tạo cho các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La có thể thực hiện như sau:
- NHNN chi nhánh có thể lựa chọn một số cán bộ có trình độ, giàu kinh nghiệm và đã từng công tác tại các ngân hàng thương mại để xây dựng tài liệu tập huấn và tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn vào thứ 7 và chủ nhật tại trụ sở NHNN chi nhánh hoặc địa điểm
khác cho các tổ chức, chương trình, dự án TCVM lựa chọn, để giảm thiểu chi phí tổ chức tập huấn (đi lại, ăn nghỉ,…).
- Đối với một số nội dung đào tạo mà các công chức chi nhánh không không có khả năng thực hiện được như kiến thức về pháp luật, quản lý lãnh đạo,… thì chi nhánh tìm giảng viên có trình độ và kinh nghiệm để mời lên tập huấn hoặc phối hợp song giảng (giảng viên giảng lý thuyết, cán bộ chi nhánh chia sẻ kinh nghiệm).
- Với vị trí, vai trò của mình, NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La có thể kêu gọi hỗ trợ đào tạo cho các tổ chức, chương trình, dự án TCVM, như: liên hệ với Nhóm