PGS .TS NGUYỄN HOÀNG LONG
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ
2.2.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn
chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La
Qua 30 năm hoạt động và phát triển, các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn đã đạt nhiều kết quả tích cực và đã tạo được niềm tin của người dân địa phương vào các tổ chức, chương trình, dự án TCVM, cụ thể:
2.2.2.1. Thành viên tham gia các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vimô trên địa bàn.mô trên địa bàn. mô trên địa bàn.
Tổng số thành viên tham gia các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn đến hết năm 2019 là 24.820 thành viên, so với năm 2017 tăng 9,3%. Số thành viên của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM có sự gia tăng và được duy trì ổn định trong giai đoạn 2017 - 2019 của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn được phản ánh qua bảng 2.1
Bảng 2.1 : Thành viên của các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị: Người STT Tên tổ chức, chương trình, dự án TCVM Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Tổ chức tài chính vi mô TNHH M7-CN
Mai Sơn, Tỉnh Sơn La 9.029 9.172 9.882 2 Chương trình tín dụng - tiết kiệm phụ nữ
huyện Phù Yên 10.125 12.050 11.290 3 Dự án tiết kiệm - tín dụng phụ nữ huyện
Thuận Châu 1.908 1.919 1.956 4 Chương trình dự án Thủy sản - Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La 502 507 519 5 Chương trình dự án VAC - Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh Sơn La 472 478 485 6 Chương trình dự án Sốt rét - Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La. 382 375 383 7 Chương trình dự án Phụ nữ nghèo - Hội
Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La 292 301 305
Tổng cộng 22.710 24.802 24.820
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động Tổ chức, chương trình, Dự án TCVM trên địa bàn các năm 2017, 2018, 2019 của NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La
2.2.2.2. Về kết quả huy động vốn và cho vay của các tổ chức, chươngtrình, dự án tài chính vi mô tính đến 31/12/2019trình, dự án tài chính vi mô tính đến 31/12/2019 trình, dự án tài chính vi mô tính đến 31/12/2019
năm 2017 tăng là +11,8%; tuy nhiên sang 2019 giảm là -12,8% so với năm 2018; nguyên nhân giảm là do các chương trình, dự án TCVM phải thực hiện tuân thủ điểm b khoản 1 Điều 13 Quyết định 20/2017/QĐ-TTg về nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô “Tổng mức tiền gửi tiết kiệm tự nguyện không vượt quá 30% tổng vốn được cấp của chương trình, dự án tài chính vi mô”. Do đó, nhìn chung nguồn vốn huy động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM qua các năm luôn ổn định, người dân tin vẫn tin tưởng gửi tiền vào các tổ chức, chương trình, dự án TCVM, nguyên nhân giảm là do các chương trình, dự án TCVM hạn chế nhận tiền gửi do phải tuân thủ thực hiện Quyết định 20/2017/QĐ-TTg. Kết quả huy động vốn của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trong giai đoạn 2017-2019 được phản ánh qua Bảng 2.2
- Về kết quả hoạt động cho vay của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM tính đến 31/12/2019: Dư nợ cho vay của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên đạt 182.955 triệu đồng, năm 2018 so với năm 2017 tăng là +5,6%; tuy nhiên sang 2019 giảm là -7,8% so với năm 2018; nguyên nhân giảm là do các chương trình, dự án TCVM phải thực hiện tuân thủ các quy định theo Quyết định 20/2017/QĐ-TTg. Trong đó, nợ quá hạn qua các năm có xu hướng tăng: Năm 2017 nợ quá hạn là 1.521 triệu đồng với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0,8%, năm 2018 nợ quá hạn là 2.542 triệu đồng với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 1,3%, và sang năm 2019 nợ quá hạn là 3.136 triệu đồng với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 1,7%. Cụ thể kết quả cho vay, nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trong giai đoạn 2017-2019 được phản ánh qua Bảng 2.2
Bảng 2.2: Nguồn vốn hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị: Triệu đồng S TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Số tiền (+/-) % (+/-) Số tiền (+/-) % (+/-) 1 Nguồn vốn 191.38 214.210 186.762 22.572 11,8 -27.448 -12,8 2 Dư nợ 187.880 198.350 182.955 10.470 5,6 -15.395 -7,8 3 Nợ quá hạn 1.521 2.542 3.136 1.021 67,1 594 23,4 4 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 0,8 1,3 1,7 +0,5 +0,5
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn các năm 2017, 2018, 2019 của NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La
2.2.2.3. Kết quả kinh doanh của các tổ chức, chương trình, dự án tàichính vi mô trên địa bànchính vi mô trên địa bàn chính vi mô trên địa bàn
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn như: phải thực hiện các quy định mới của của pháp luật, chịu sự cạnh tranh của các TCTD cùng hoạt động trong lĩnh vực TCVM (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội, các Quỹ tín dụng nhân dân và các TCTD khác trên địa bàn),… nhưng các các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn đã hoạt động có hiệu quả, doanh thu bù đắp được chi phí hoạt động và có lãi. Kết quả kinh doanh của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn trong giai đoạn 2017-2019 được phản ánh qua bảng 2.3
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị: Triệu đồng STT Tên tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Tổ chức tài chính vi mô TNHH M7-CN
Mai Sơn, tỉnh Sơn La 1.508 1.607 1.712 2 Chương trình tín dụng - tiết kiệm phụ nữ
huyện Phù Yên 955 960 805 3 Dự án tiết kiệm - tín dụng phụ nữ huyện
Thuận Châu 150 156 151 4 Chương trình dự án Thủy sản - Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La 34 36 38 5 Chương trình dự án VAC - Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh Sơn La 30 36 31 6 Chương trình dự án Sốt rét - Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La. 18 18 19 7 Chương trình dự án Phụ nữ nghèo - Hội
Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La 23 22 24
Tổng cộng 2.718 2.835 2.780
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn các năm 2017, 2018, 2019 của NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La
* Đánh giá chung: Qua phân tích tình hình hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn 03 năm qua, có thể thấy hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn tương đối ổn định, thu nhập đảm bảo bù đắp được chi phí. Tuy nhiên, một số chỉ số hoạt động như nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay, lợi nhuận có xu hướng giảm; bên cạnh đó số lượng thành viên tham gia tăng chậm, tỷ lệ nợ quá hạn tăng nhanh. Đây là vấn đề cần quan tâm đối với hoạt động quản lý nhà nước và cần phải có giải pháp hữu hiệu trong quản lý nhà nước để đảm bảo các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững trong những năm tới.