Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TÀI CHÍNH VI MÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 56 - 59)

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH SƠN LA

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nhà nước chi nhánhtỉnh Sơn Latỉnh Sơn Latỉnh Sơn La tỉnh Sơn La

Ngân hàng Sơn La là một trong những Ngân hàng được Chính phủ và Ngân hàng Trung ương sớm đặt nền móng cho hoạt động ngân hàng ở khu vực Tây Bắc. Tháng 09/1952 (sau hơn một năm Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập), Đại lý Ngân hàng Sơn La được thành lập - (đây là tổ chức tiền thân của Ngân hàng Sơn La ngày nay). Lúc đó Đại lý Ngân hàng chỉ có 6 cán bộ, do đồng chí Phạm Quốc Lương - Tỉnh uỷ viên được cử làm Trưởng đại lý. Lực lượng cán bộ rất ít nhưng với sự nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, Đại lý đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu hồi tiền địch ở những vùng mới giải phóng, phát hành tiền Ngân hàng, chiếm lĩnh trận địa tiền tệ, cấp phát chi tiêu cho các đơn vị quân đội, phục vụ kịp thời chiến dịch Nà Sản và chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cho vay vận tiêu, tổ chức giao lưu hàng hố, cho vay vùng mới giải phóng để nhân dân có tiền mua trâu cày, nông cụ, khôi phục và phát triển sản xuất đảm bảo cuộc sống .

Để phù hợp với nhiệm vụ cách mạng, Ngân hàng Khu Tây Bắc được giải thể và ngày 01/01/1963, Ngân hàng tỉnh Sơn La chính thức được tái lập lại với tổng số cán bộ là 68 người. Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và NHTW, các mặt hoạt động về tiền tệ, tín dụng, thanh tốn và ngân hàng khơng ngừng được mở rộng và ngày càng phát triển. Hầu hết các ngân hàng cơ sở được thành lập, đội ngũ cán bộ không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng.

Trong cơng cuộc đổi mới tồn diện của đất nước (từ năm 1986), hoạt động ngân hàng cũng được đổi mới, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Cùng với đổi mới

về cơ chế quản lý kinh tế, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc cải tiến và đổi mới tổ chức, hoạt động ngân hàng. Nghị định 53 ngày 26/3/1988 của Chính phủ ra đời đã chính thức quyết định việc cải tổ hệ thống ngân hàng từ một cấp trở thành hệ thống ngân hàng hai cấp. Tại Sơn La, tháng 8/1988 hệ thống Ngân hàng Sơn La chính thức bao gồm: Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn; các Ngân hàng chuyên doanh gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, Công ty kinh doanh Vàng bạc đá quý, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, vàng, bạc đá quý. Đến 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có 07 chi nhánh Ngân hàng thương mại, ngồi ra cịn có chi nhánh Ngân hàng chính sách - xã hội, chi nhánh Ngân hàng Phát triển, 08 Quỹ tín dụng nhân dân, 01 chi nhánh Tổ chức tài chính vi mơ và 06 chương trình dự án TCVM, hoạt động với mạng lưới rộng khắp tại 12/12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La với hơn 352 điểm giao dịch, hơn 1.500 công chức, viên chức và người lao động tham gia hoạt động nghiệp vụ.

(Nguồn từ Kỷ yếu kỷ niệm Ngành ngân hàng Sơn La năm 2018 và Báo cáo

hoạt động của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh năm 2019)

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La:

Căn cứ Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/08/2017 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 116/QĐ-SLA1 ngày 30/8/2017, trong đó quy định nhiệm vụ của các Phòng thuộc chi nhánh.

Đến thời điểm 31/12/2019, tổng số có 37 cơng chức, cơ cấu gồm Ban Giám đốc (Giám đốc và 02 Phó Giám đốc) và 04 phịng, bộ phận chun mơn, nghiệp vụ: Phịng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm sốt nội bộ; Phịng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính; Thanh tra, giám sát ngân hàng; và Phịng Kế toán - Thanh toán.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La

Nguồn: cơ cấu tổ chức bộ máy NHNNCN theo Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/08/2017 của Thống đốc NHNN và Quyết định số 125/QĐ-SLA1 ngày 19/9/2017 của Giám đốc NHNN CN.

Thanh tra, giám sát ngân hàng và Phịng Kế tốn - Thanh tốn có con dấu riêng để dùng trong hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ cụ thể của các phòng nghiệp vụ thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh do Giám đốc NHNN chi nhánh quy định cụ thể dựa trên cơ sở hướng dẫn của NHNN và điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động, quản lý.

Theo quyết định này, TTGSNH chi nhánh chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các TCTD nói chung và các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn. Thanh tra, giám sát ngân hàng vừa là bộ phận nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc NHNN chi nhánh thực hiện việc cấp phép hoạt động, hướng dẫn nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn tỉnh Sơn La.

TTGSNH chi nhánh tỉnh Sơn La hiện nay biên chế có 12 cơng chức bao gồm 01 Chánh Thanh tra; 03 Phó Chánh thanh tra, 08 cơng chức thanh tra. Trong đó, Chánh thanh tra phụ trách chung, 01 Phó Chánh thanh tra phụ trách cơng tác giám

BAN GIÁM ĐỐC Phịng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm sốt nội bộ Phịng Tiền tệ Kho quỹ và Hành chính Phịng Kế tốn - Thanh tốn Thanh tra, giám

sát từ xa và cơng tác cấp phép, 02 Phó chánh thanh tra phụ trách công tác thanh tra tại chỗ đối với chi nhánh TCTD và tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn. Hiện tại, trong tổng số 12 công chức của Thanh tra, giám sát ngân hàng có 02 Thanh tra viên chính; 08 thanh tra viên và 02 chuyên viên; 08 nam và 04 nữ. Với lực lượng biên chế hiện tại Thanh tra, giám sát chi nhánh mới chỉ thực hiện cơ cấu bộ máy thành một bộ phận phụ trách giám sát từ xa và một bộ phận phụ trách thanh tra tại chỗ toàn bộ các TCTD, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn. Do biên chế có hạn, số lượng tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn ít nên khơng có riêng một bộ phận chuyên thực hiện giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ đối với tổ chức, chương trình, dự án TCVM.

Bên cạnh việc bổ sung về số lượng, chất lượng cán bộ thanh tra cũng được nâng lên và quan tâm đúng mức. Tính đến cuối năm 2019, số lượng cán bộ thanh tra có trình độ đại học là 100% và được đào tạo bài bản từ các trường đại học lớn trong nước như Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Thương mại, Học viện ngân hàng, Học viện Tài chính,... Nhìn chung, cán bộ thanh tra có tuổi đời khá trẻ (8/12 cán bộ có tuổi đời từ 25 đến 42), rất năng động, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Hàng năm, đội ngũ cán bộ thanh tra đều được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra; chun mơn nghiệp vụ ngân hàng như tín dụng, kế tốn - thanh tốn, ngoại hối, giám định tư pháp…; các kiến thức bổ trợ cho cơng tác thanh tra như ngoại ngữ, vi tính, kiểm tốn…để đáp ứng u cầu công việc ngày càng cao trong công tác thanh tra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TÀI CHÍNH VI MÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w