Nguyên nhân những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TÀI CHÍNH VI MÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 84 - 96)

2.3.3.2 Công tác giám sát từ xa

2.4.2.2. Nguyên nhân những hạn chế, tồn tại

a. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Cơng tác xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát cịn dàn trải, mang tính chất định tính, thiếu định lượng nên các chỉ tiêu đưa ra thực hiện còn chung chung, nên dẫn đến việc tổ chức triển khai các nội dung công việc chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ hai: Công tác điều hành tại NHNN chi nhánh ít thay đổi do mang tính kế thừa, cịn xử lý cơng việc mang tính chất gia đình. Khối lượng cơng việc QLNN tại NHNN chi nhánh lớn, dàn trải nên khi tập trung xử lý vấn đề này thì các nhiệm vụ khác bị bỏ qua hoặc thiếu quan tâm.

Thứ ba: Công tác kiểm tra xử lý chưa nghiêm, chủ yếu chỉ đưa kiến nghị mà chưa xử phạt vi phạm nào; Kết thúc các cuộc thanh tra tại chỗ, kết quả thanh tra chưa được theo dõi thành hệ thống, giao cho bộ phận chuyên quản giám sát từ xa để

bổ trợ, phục vụ cho thanh tra tại chỗ. Thanh tra, giám sát chi nhánh chưa quan tâm đúng mức đến việc theo dõi việc thực hiện kiến nghị, chỉnh sửa sau thanh tra. Hiện nay, thanh tra chi nhánh chủ yếu chú trọng đến quá trình thanh tra trực tiếp tại đơn vị, coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chưa đánh giá và quan tâm đúng mức đến việc theo dõi thực hiện các kiến nghị sau thanh tra. Do vậy, hoạt động này chưa được tiến hành thường xuyên và chưa có một quy định cụ thể, thống nhất và phân cơng trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc theo dõi, đơn đốc và kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra. Từ đó làm giảm hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra.

Thứ tư: Đội ngũ cán bộ thanh tra tại NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La còn mỏng, chưa nhuần nhuyễn về chuyên môn và thiếu chiều sâu kinh nghiệm thanh tra; Công tác tổ chức cán bộ cịn nhiều hạn chế, cơng tác phân cơng, bố trí cán bộ thực hiện thanh tra, giám sát cịn bất cập; cơng tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và giao lưu học hỏi kinh nghiệm về hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM của chi nhánh còn hạn chế. Phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của một số cá biệt cán bộ thanh tra còn hạn chế, chưa tồn tâm, tồn ý với cơng việc, còn nể nang, nương nhẹ với các đối tượng thanh tra. Trong một số cuộc thanh tra, cán bộ thanh tra phát hiện nhiều sai phạm nhưng bỏ qua hoặc không truy đến tận cùng nguyên nhân và xác định cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm dẫn đến các tổ chức, chương trình, dự án TCVM tiếp tục tái phạm.

b. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Hoạt động quản lý nhà nước đối với tổ chức, chương trình, dự án TCVM đây là lĩnh vực quản lý mới đối với NHNN, các bộ, ngành, UBND có liên quan. Bên cạnh đó, trước đây liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều tổ chức có liên quan và chưa có đơn vị đầu mối chun trách để quản lý, do đó cơng tác QLNN đối với tổ chức, chương trình, dự án TCVM chưa được quan tâm. Công tác QLNN đối với tổ chức, chương trình, dự án TCVM mới được quan tâm và tăng cường quản lý những năm gần đây kể từ khi Luật các TCTD năm 2010 đi vào thực hiện quản lý tổ chức TCVM, Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg (áp dụng quản lý đối

với các chương trình, dự án TCVM của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ từ 01/08/2017) và đã giao cho NHNN là đơn vị đầu mối

quản lý chuyên trách. Tuy nhiên, để hoàn thiện cơ chế quản lý đối với tổ chức, chương trình, dự án TCVM phải mất nhiều thời gian mới đi vào quy củ được, điều này ảnh hưởng đến cơng tác QLNN đối với tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn của NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La.

Thứ hai: Quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra ngân hàng chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ; một số quy định pháp luật về hoạt động thanh tra còn chưa phù hợp, như: Theo Quyết định 20/2017/QĐ-TTg giao cho NHNN thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các chương trình, dự án TCVM những lại khơng có chế tài để xử lý đối với những chương trình, dự án TCVM hoạt động nhưng không đăng ký hoạt động.

Thứ ba: Quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước cịn đan xen, chồng chéo dẫn đến công tác QLNN của NHNN chi nhánh bị chi phối. Bên cạnh đó việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ cho hoạt động và quản lý các tổ chức, chương trình, dự án TCVM bước đầu mới triển khai thực hiện cịn chậm.

Thứ tư: Tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi nên công tác QLNN của NHNN chi nhánh cũng bị ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn.

Thứ năm: Cơ chế điều hành của NHNN còn chưa phù hợp, mang tính chất mệnh lệnh hành chính nên chưa khuyến khích cán bộ cơng chức làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, chưa có cơ chế thích hợp để động viên, khuyến khích, phát huy lịng u nghề, tận tâm và có trách nhiệm đối với cơng việc của cán bộ thanh tra. Thanh tra là nghề đặc biệt, thực hiện nhiệm vụ đấu tranh và phòng chống vi phạm, tiêu cực trong ngành ngân hàng, đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng diễn ra an toàn, hiệu quả. Thanh tra là một cơng việc khó khăn, phức tạp, thường xun phải va chạm với các đối tượng thanh tra. Do đó, phải xây dựng chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thanh tra phù hợp để có được một lực lượng thanh tra có năng lực trình độ cao, có

phẩm chất đạo đức tốt.

Thứ sáu: Công tác đào tạo của NHNN Việt Nam đối với cán bộ làm công tác thanh tra tại chi nhánh chủ yếu đào tạo về thanh tra các ngân hàng thương mại, các Quỹ tín dụng nhân dân; chưa có những lớp đào tạo chuyên sâu về thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM. Bên cạnh đó, sự chỉ đạo, phối kết hợp và đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN Việt Nam với Thanh tra, giám sát chi nhánh còn chưa thường xuyên và thiếu chặt chẽ.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TÀI CHÍNH VI MƠ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TCVM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

3.1.1. Định hướng hoàn thiện quản lý của UBND tỉnh Sơn La đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2025

Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, có diện tích tự nhiên là 14.174 km2, dân số trên 1,2 triệu người với 12 dân tộc anh em, nằm cách Hà Nội 320 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, là một tỉnh nằm sâu trong nội địa với 250 km đường biên giới Lào. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016- 2020 ước tăng 6,18%/năm. Quy mô kinh tế tăng mạnh, ước thực hiện năm 2020, tổng sản phẩm GRDP (theo giá hiện hành) đạt 55.590 tỷ đồng, tăng 1,53 lần so với năm 2015, đứng thứ 5/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 43,9 triệu đồng/người/năm, tăng 13 triệu đồng so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng: Tỷ trọng trong GRDP: Khu vực dịch vụ tăng từ 37,2% năm 2015 lên 39,2% năm 2020; công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,9% năm 2015 lên 30,5% vào năm 2020; nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 25,3% năm 2015 xuống còn 22,3% năm 2020. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được thì Sơn La là tỉnh miền núi cịn nhiều khó khăn, thách thức cịn đặt ra như: Tăng trưởng kinh tế chưa thật bền vững; cơ sở, kết cấu hạ tầng còn hạn chế so với yêu cầu phát triển; nhu cầu đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu rất lớn, trong khi nguồn lực cịn hạn hẹp; quy mơ và sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực, thành

phần kinh tế còn hạn chế; đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn; tình hình thời tiết, dịch bệnh ln có những diễn biến phức tạp; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chuyển dịch cơ cấu lao động chưa tương ứng với chuyển dịch cơ cấu sản xuất; ô nhiễm mơi trường cịn gia tăng ở một số nơi; tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao năm 2019 là 22,44%,... cần tiếp tục quan tâm tập trung giải quyết.

Để vượt qua những khó khăn, thách thức, trong năm năm tới (từ năm 2020 – 2025) Đảng bộ và nhân dân tỉnh Sơn La đặt mục tiêu: Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng phát triển du lịch; tiếp tục xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, nguồn nước, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn và biên cương của Tổ quốc; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phịng, an ninh và đối ngoại. Xây dựng tỉnh Sơn La phát triển nhanh và bền vững. Phấn đấu Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh bình quân 5 năm đạt khoảng 7,5%/năm; GRDP bình quân đến năm 2025 đạt 59,5 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt khoảng 120.000 tỷ đồng; tập trung nguồn lực để giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025 bình qn 2,5-3%/năm,...

Bên cạnh đó, để huy động mọi nguồn cho thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo, tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược tài chính tồn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La. Mục tiêu của kế hoạch triển khai thực hiện đạt ra: Bảo đảm cho

mọi người dân và doanh nghiệp đặc biệt là những người chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ tài chính (như người sống ở khu vực nơng thơn, vùng sâu,

vùng xa, người nghèo, người có thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác);

các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản (do các tổ chức

được cấp phép cung ứng một cách có tránh nhiệm và bền vững, bao gồm: thanh tốn, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp lý góp phần

đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt và hạn chế tín dụng đen. Song song với đó, tại kế hoạch hành động cũng xác định vai trò quan trọng của các tổ chức, chương trình dự án TCVM trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ giảm tỷ lệ hộ nghèo; đồng thời cũng nhấn mạnh cần phải tăng cường quản lý đối với các tổ chức, chương trình dự án TCVM trên địa bàn trong thời gian tới, cụ thể:

(i) Khuyến khích các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mơ phát triển đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cho người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ.

(ii) Hỗ trợ các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mơ trong việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi; tăng cường xã hội hóa việc hỗ trợ, tham gia đóng góp nguồn lực tài chính trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính vi mơ. Tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ tích cực tham gia và hỗ trợ hoạt động tài chính vi mơ phát triển. (iii) Lồng ghép các mục tiêu tài chính tồn diện vào các chương trình, kế hoạch thực hiện xây dựng nơng thơn mới của tỉnh.

(iv) Thực hiện tốt việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo các đề án, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mơ để các tổ chức này hoạt động theo đúng mục tiêu tôn chỉ.

Với những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La trong giai đoạn tới, có thể thấy tỉnh Sơn La đã xác định cần huy động một lượng vốn rất lớn để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chỉ tiêu xóa đói giảm

nghèo, trong đó xác định sự cần thiết đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM có vai trị quan trọng trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững; đồng thời cũng đã đưa ra chính sách hỗ trợ phát triển và tăng cương cơng tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn.

3.1.2. Định hướng quản lý của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hệ thống tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mơ trong thời gian tới

Năm 2011 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 2195/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mơ tại Việt Nam đến năm 2020 xác định mục tiêu: Xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mơ an tồn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

Tiếp theo ngày 22/01/2020 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg Phê duyệt “Chiến lược tài chính tồn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó tiếp tục khẳng định mục tiêu: Phát triển hệ thống các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mơ hoạt động an tồn, hiệu quả, bền vững, hướng tới mục tiêu phục vụ người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng, linh hoạt, phù hợp, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững;

Trên tinh thần nội dung chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg và Quyết định số 149/QĐ-TTg, NHNN Việt Nam đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện và đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ của ngành trong việc xây dựng phát triển các tổ chức, chương trình, dự án TCVM, cụ thể:

- Mục tiêu: Quán triệt đầy đủ nhận thức việc xây dựng phát triển hệ thống các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trong Chiến lược tài chính tồn diện quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TÀI CHÍNH VI MÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Trang 84 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w