trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại
2.3.4.1 Các nhân tố chủ quan
- Ý thức, trình độ của cán bộ QLKH: có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp. Nếu như các cán bộ thẩm định có mối quan hệ thân thiết với khách hàng và cho qua các bước thẩm định quan trọng thì hậu quả của nó có thể dẫn đến những thiệt hại to lớn tới ngân hàng. Vì vậy, cán bộ QLKH cần có ý thức tốt về nghề nghiệp của mình thì hiệu quả đem lại sẽ toàn diện hơn. Tuy nhiên chỉ có ý thức thôi thì chưa đủ, mà còn phải kể đến trình độ của các cán bộ QLKH, nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới kết quả thẩm định. Cán bộ QLKH có trình độ phân tích tốt, nhanh nhạy và sắc bén trong công việc sẽ đánh giá được đúng đắn thực trạng tài chính doanh nghiệp.
- Quy trình thẩm định của ngân hàng: là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong thẩm định. Cán bộ QLKH khi thẩm định phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy trình thẩm định. Quy trình thẩm định của ngân hàng phải chi tiết, rõ ràng, có hướng dẫn cụ thể để cán bộ QLKH có thể định hướng tập trung vào vấn để cần phân tích nào và cuối cùng là đưa ra được quyết định có cấp tín dụng hay không, nếu có thì hạn mức là bao nhiêu?
- Cơ chế giám sát hoạt động tín dụng của ngân hàng: cũng là một nhân tố tác động đến chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp của ngân hàng. Ngân hàng thực hiện kiểm tra, giám sát tốt thì sẽ hạn chế và khắc phục kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện công tác thẩm định. Nhờ vậy mà chất lượng của công tác thẩm định sẽ được nâng cao hơn.
- Sự phối hợp giữa các bộ phân tín dụng trong ngân hàng cũng đem lại chất lượng tốt hơn cho công tác thẩm định khách hàng nói chung và trong công tác thẩm định tài chính nói riêng. Nó vừa có tác dụng kiểm tra, giám sát lẫn nhau vừa có tác dụng cung cấp bổ sung những thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định: điều kiện làm việc và cơ sở vật chất có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thẩm định. Mỗi
ngân hàng sẽ có phần mềm máy tính, trang thiết bị khác nhau. Ngân hàng nào biết cách đầu tư cho máy móc, trang thiết bị, xây dựng được các phần mềm máy tính chuẩn và thiết lập được quy trình thẩm định chặt chẽ thì công tác thẩm định sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Số lần cán bộ QLKH xuống cơ sở sản xuất: Như đã trình bày ở trên, nếu như cán bộ QLKH chỉ thẩm định các báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp xin vay vốn thì sẽ không phản ánh hết được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì thế mà cán bộ QLKH phải thường xuyên kiểm tra tình hình sản xuất của doanh nghiệp bằng cách tiếp xúc trực tiếp với chủ doanh nghiệp và xuống cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để có những đánh giá chính xác về doanh nghiệp. Cán bộ thường xuyên xuống cơ sở sản xuất thì việc thu thập thông tin được cập nhật và chính xác hơn và dẫn tới chất lượng thẩm định được nâng cao.
- Tiến trình giải ngân vốn: Trong hợp đồng tín dụng thường xác định các điều kiện và kì hạn giải ngân. Thường với các khoản vay nhỏ và trong thời gian ngắn, ngân hàng cấp tiền vay một lần vào đầu kì. Còn đối với các khoản vay lớn và dài hạn thì ngân hàng cấp tiền theo kì hạn và với điều kiện cụ thể của mỗi lần cấp vốn. Tiến trình giải ngân vốn phải phù hợp với món vay và thời hạn vay. Tiến trình giải ngân vốn phù hợp sẽ nâng cao được chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp và ngược lại.
2.3.4.2 Các nhân tố khách quan
* Thông tin và chất lượng thông tin: Trước hết, đó là nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định, một trong những nhân tố tác động sâu sắc nhất. Việc phân tích khách hàng chỉ hữu ích khi các thông tin đầu vào phải đảm bảo tính chính xác. Nguồn thông tin thiếu tính trung thực và đầy đủ sẽ dẫn đến toàn bộ kết quả thẩm định bị sai lệch, dẫn đến kết quả tín dụng không đúng đắn.
Có một vài lý do khiến doanh nghiệp cung cấp những con số tài chính không chính xác so với hoạt động của doanh nghiệp. Thực tế doanh nghiệp nào đi vay cũng sẽ cố gắng tìm cách đưa ra số liệu chứng minh tình hình tài chính là lành mạnh nhất. Kể cả các số liệu đã được kiểm toán đôi khi trên thực tế cũng chưa
được sát sao. Vì vậy, trong nhiều trường hợp ngân hàng còn phải tìm cách lấy thông tin từ các cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, từ bạn hàng hay chủ nợ của doanh nghiệp,…Nhưng thực tế không phải bất cứ tổ chức nào cũng sẵn lòng hợp tác với ngân hàng. Vì vậy các cán bộ QLKH cần phải đến tận doanh nghiệp để tìm hiểu thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
*Số vụ việc được phát hiện sử dụng vốn sai mục đích: Có nhiều khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng bằng các thủ đoạn tinh vi. Nhiều khách hàng khi vay được tiền liền thay đổi ý đồ kinh doanh, sử dụng sang mục đích khác mạo hiểm hơn. Và như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Nếu số vụ việc sử dụng vốn sai mục đích càng lớn thì chất lượng thẩm định càng giảm và ngược lại số vụ việc sai mục đích càng ít thì chất lượng tín dụng được đảm bảo.
*Môi trường pháp lý: Cả ngân hàng và doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường pháp lý nhất định. Đó là một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh của ngân hàng và doanh nghiệp. Nếu như hệ thống văn bản pháp luật chồng chéo, không toàn diện, không đồng bộ có thể dẫn đến hiện tượng không minh bạch trong công bố thông tin, quan liêu,…làm cho thông tin không phản ánh thực tế tình hình hoạt động doanh nghiệp. Và cuối cùng ảnh hưởng đến kết quả thẩm địn.
*Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại: Ngày này các ngân hàng thương mại càng có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc chiếm lĩnh thị trường. Sự cạnh tranh này buộc các ngân hàng giảm các thủ tục, thời gian trong việc phân tích và điều này làm cho công tác thẩm định tài chính của các cán bộ QLKH ngân hàng đôi khi không đầy đủ và thực sự chính xác.
*Thị trường: Nền kinh tế có nhiều sự biến động bất thường không theo một quy luật nào cả, tạo ra các biến động đối với các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Từ đó, làm cho các kết luận ở nội dung các báo cáo trở nên không chính xác, gây khó khăn cho công tác thẩm định của cán bộ QLKH ngân hàng. Vì vậy, đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến nội dung thẩm định của ngân hàng.
có nghĩa là những dự đoán của người thẩm định có khả năng sát với thực tế hơn. Tương tự như vậy kết quả thẩm định tài chính của một doanh nghiệp phát triển ổn định thường chính xác hơn của một doanh nghiệp cùng ngành có nhiều biến động.
CHƯƠNG 3