Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Hà (Trang 80 - 84)

- Dự phòng phải trả ngắn hạn năm 2019là 22.076 triệu đồng Đây là các

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công đã đạt được, tại BIDV Thái Hà cũng còn tồn tại một số những hạn chế sau:

3.4.2.1. Những hạn chế

Thứ nhất, tại Chi nhánh chưa có sự phân công rõ ràng theo hướng chuyên môn hoá đối với từng cán bộ QLKH.

Công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp cần được chuyên môn hoá, có nghĩa là mỗi cán bộ QLKH chịu trách nhiệm việc thẩm định tài chính doanh nghiệp đối với một hoặc một số loại hình doanh nghiệp, một số loại hình nghành nghề kinh doanh. Thực tế ở chi nhánh hiện nay, chưa có một sự phân công rõ ràng nào đối với từng cán bộ QLKH. Các cán bộ QLKH phải đảm nhiệm công việc thẩm định tài chính đối với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau do vậy các cán bộ QLKH phải mất thời gian để tìm hiểu, cập nhật về đặc điểm của loại hình doanh nghiệp.

Thứ hai, tại chi nhánh chưa có hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành làm chuẩn và chưa có sự so sánh tương quan ngành.

Với bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào, hoạt động sản xuất kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào thì ngân hàng cũng phải lấy một mức nhất định làm cơ sở, làm căn cứ để đánh giá xem tình hình tài chính là tốt hay xấu. Ví dụ như với tỷ số thanh toán ngắn hạn thì tiêu chuẩn đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt là 2, tỷ số thanh toán nhanh bằng hoặc lớn hơn 1. Thực ra đây cũng là tiêu chuẩn chung để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp cho mọi đối tượng sử dụng chúng. Ngoài ra, các cán bộ QLKH chỉ nói lên được xu hướng biến động của các tỷ

số tài chính qua hai thời điểm nhất định mà không hề có sự so sánh với những doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực.

Thứ ba, việc phân tích các chỉ tiêu tài chính chưa thực sự đầy đủ và chi tiết, chưa bao quát toàn diện tình hình tài chính doanh nghiệp.

Ngân hàng còn chưa quan tâm nhiều đến việc phân tích vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng và việc phân tích các chỉ tiêu tài chính còn chưa đầy đủ. Cán bộ QLKH chỉ tập trung phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và khả năng hoạt động của doanh nghiệp mà không phân tích nhóm hệ số phản ánh cơ cấu nợ và tỷ suất tự tài trợ. Ngoài ra trong quá trình thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng còn không đưa ra những đánh giá đầy đủ về nội dụng cần thiết như điểm hoà vốn, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ,…Vấn đề này là vấn đề chung cho các ngân hàng thương mại hiện nay.

3.4.2.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, thường thì một số doanh nghiệp không nộp đủ hồ sơ kinh tế chủ yếu là báo cáo luân chuyển tiền tệ và báo cáo hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, bản thân các ngân hàng vẫn phải tiến hành phân tích đánh giá cho vay. Do đó, tại ngân hàng vẫn có tình trạng đánh giá không đầy đủ và thiếu bao quát về tình hình tài chính doanh nghiệp của các doanh nghiệp vay vốn.

Thứ hai, chất lượngnguồn thông tin đầu vào phục vụ cho công tác tài chính là chưa cao. Trong thực tế hiện nay thì chỉ có các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhà nước mới có sự tin tưởng cao, nội dung đầy đủ, chi tiết do hoạt động của các doanh nghiệp này được quản lý chặt chẽ bởi một hệ thống các quy chế quản lý tài chính của nhà nước và các doanh nghiệp này thực hiện tuơng đối đầy đủ các yêu cầu mà ngân hàng đặt ra khi doanh nghiệp đến vay vốn. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, do cơ chế hiện nay còn lỏng lẻo, việc thực hiện các quy chế chưa được đầy đủ nên các báo cáo tài chính thường phản ánh sai mục đích. Để có thể đánh giá đúng được tình hình tài chính của khách hàng, ngân hàng cần có những thông tin chính xác, nếu thông tin đầu vào không

chính xác thì cho dù cán bộ QLKH có nhiều kinh nghiệm kiến thức tốt đến đâu đi chăng nữa thì mọi đánh giá đều không đúng, trước tiên là ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định khách hàng.

Thứ ba, các cơ quan lãnh đạo quản lý hành chính vẫn chưa có tiêu chuẩn chung cho toàn bộ lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế nhằm tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Làm được điều này sẽ giúp cho các cơ quan hữu quan dễ dàng quản lý hệ thống các ngành nghề, cung cấp các thông tin cần thiết đáng tin cậy cho các chủ nợ, các nhà đầu tư.

- Nguyên nhân chủ quan:

Ngoài các nguyên nhân khách quan dẫn đến những điều bất cập trên cũng phải kể đến các nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân ngân hàng.

Thứ nhất, đáng lẽ ngân hàng phải có những biện pháp để kiểm tra tính xác thực của các tài liệu nhưng thực tế tại chi nhánh chưa có biện pháp nào để kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính. Chỉ có doanh nghiệp nhà nước hoặc những doanh nghiệp có quy mô lớn mới có các biên bản kiểm tra kiểm toán về các số liệu kế toán của doanh nghiệp ví dụ như công ty TNHH NN 1TV mà chi nhánh đã thẩm định mới có biên bản kiểm tra kiểm toán tình hình tài chính. Còn các loại hình doanh nghiệp khác thì trong hồ sơ lưu lại thường không có.

Thứ hai, Chi nhánh vẫn chưa sử dụng triệt để các nguồn thông tin. Nguồn thông tin mà chi nhánh sử dụng chủ yếu là nguồn thông tin khách hàng cung cấp. Mà trên thực tế thì ngân hàng có thể sử dụng nguồn thông tin từ nhiều nguồn khác như trung tâm thông tin tín dụng, các thông tin trên báo chí, từ các ngân hàng khác. Tuy mức độ tin cậy của các thông tin này còn thấp, song chi nhánh và các cán bộ QLKH phải biết cách khai thác, cập nhật theo khía cạnh phục vụ tốt nhất cho hoạt động chi nhánh. Việc chưa khai thác các nguồn này một phần là do thói quen làm việc từ xưa là rất ít khai thác các nguồn thông tin từ bên ngoài, chỉ chú trọng trong việc khai thác trong cùng hệ thống và bản thân doanh nghiệp vay vốn. Tất cả những điều đó đều làm giảm mức độ chính xác và tăng chi phí cho thẩm định.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ QLKH của Chi nhánh hầu hết là những cán bộ còn trẻ có trình độ, được đào tạo cơ bản tốt, năng động nhưng kinh nghiệm thực tế trong thẩm định các khoản vay lớn ở một số lĩnh vực phức tạp còn chưa cao. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian và hiệu quả của công việc. Một số cán bộ giỏi tại chi nhánh khi đã được đào tạo lại có xu hướng chuyển tới một số ngân hàng nước ngoài có điều kiện tốt hơn.

• Một số nguyên nhân khác:

Thứ nhất, tại Việt Nam chưa có cơ quan, tổ chức nào đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau…Chính vì vậy chưa có đầy đủ thông tin và đảm bảo chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tại chi nhánh.

Thứ hai, các chuẩn mực kế toán chưa đảm bảo được mức độ tin cậy, phạm vi các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán còn rất nhỏ làm giảm chất lượng thông tin, làm cho ngân hàng mất nhiều thời gian và chi phí trong việc xác minh thông tin. Như vậy, chương 2 và 3 của chuyên đề đã tập trung vào tìm hiểu công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tất nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác thẩm định tài chính của khách hàng tại chi nhánh cũng còn một số hạn chế xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như đã trình bày ở trên. Chính vì vậy cần có một vài giải pháp nhỏ và một số kiến nghị với các cấp, các cơ quan chức năng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Thái Hà.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Hà (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w