3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chinhánh Thái Hà nhánh Thái Hà
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Trải qua quá trình phát triển kéo dài hơn 60 năm cùng với những thăng trầm của đất nước, BIDV đã trở thành một ngân hàng lâu đời và quy mô mạng lưới rộng khắp. Tính đến hết năm 2016,BIDV có tổng tài sản vượt trên một triệu tỷ đồng, vươn lên là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng tài sản và mạng lưới hoạt động. BIDV thuộc loại doanh nghiệp hạng đặc biệt được tổ chức theo mô hình Tổng công ty (Tập đoàn). BIDV hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính,… với mạng lưới hơn 1.000 chi nhánh và phòng giao dịch cùng các hiện diện thương mại và văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Ngày 22/7/2019, BIDV đã ban hành nghị quyết 696/NQ-BIDV thông qua văn kiện giao dịch với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Theo đó, BIDV sẽ phát hành riêng lẻ cho đối tác KEB Hana Bank (Hàn Quốc) 603.302.706 cổ phần, tương ứng tỷ lệ 15% vốn điều lệ của BIDV sau khi đầu tư.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Hà được thành lập tháng 05/2015 trên cơ sở sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Tây. Ngày 14/1/2019, BIDV - Chi nhánh Thái Hà chuyển địa điểm từ địa chỉ Tòa nhà Việt, số 1 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đến địa điểm mới tại địa chỉ: Tòa nhà Golden Palm, số 21 Lê Văn Lương, phường
Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Luôn theo sát sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, ban Tổng giám đốc BIDV, cũng như những chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà Nước và của ngành. Kể từ thời điểm sáp nhập, BIDV – Chi nhánh Thái Hà luôn là Chi nhánh dẫn đầu trong các Chi nhánh MHB sáp nhập vào BIDV. Đồng thời là Chi nhánh tiêu biểu toàn hệ thống về hiệu quả và an toàn trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu cao nhất của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
3.1.2. Cơ cấu bộ máy hoạt động
Mô hình hoạt động được phân chia thành bốn khối chức năng:
- Khối Quản lý khách hàng: Chức năng chính tập trung vào công tác duy trì và phát triển khách hàng tổ chức và cá nhân.
- Khối quản lý rủi ro: Quản lý các hoạt động, phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
- Khối tác nghiệp: Trực tiếp cung cấp các dịch vụ ngân hàng đến khách hàng.
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Thái Hà
3.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Trong thời gian gần đây, tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, điển hình như việc thị trường chứng khoán, bất động sản sụt giảm, chưa có dấu hiệu phục hồi đặc biệt là thị trường bất động sản “đóng băng” khá lâu với lượng hàng tồn kho lớn; sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giảm quy mô, ngừng hoạt động, giải thể khá lớn; nhiều doanh nghiệp cần vốn kinh doanh nhưng không tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng; một số ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản; nợ xấu của ngành ngân hàng tăng cao, có thời điểm lên đến gần 10% theo công bố công khai của ngân hàng nhà nước…. Trước những biến động đó, hoạt động của BIDV trong thời gian qua cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Mặc dù vậy, BIDV - Chi nhánh Thái Hà vẫn đạt được kết quả khả quan trong các lĩnh vực hoạt động chính là huy động vốn, cho vay, đầu tư, tài trợ thương mại và hoạt động dịch vụ đã để lại những dấu ấn đậm nét. Một số chỉ tiêu kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Thái Hà năm 2018-2019 cụ thể như sau:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 2019/2018
Tuyệt đối Tương đối
Lợi nhuận trước thuế 89,6 147 57,4 64,06%
Chênh lệch thu chi 115,3 167 51,7 44,84% Tổng Thu nhập ròng 174,7 244,3 69,6 39,84% Thu nợ ngoại bảng, lãi VAMC 5,38 5,9 0,52 9,67% Thu dịch vụ ròng 31,27 39,8 8,53 27,28% Thu khác 7,07 18,9 11,83 167,33% Huy động vốn cuối kỳ 5.600 6.713 1.113 19,88% Huy động vốn bình quân 4.652 5.553 901 19,37% Cho vay cuối kỳ 3.682 4.639 957 25,99% Cho vay bình quân 3.084 3.954 870 28,21%
Lợi nhuận trước thuế năm 2019 đã có bước tăng trưởng đột phá đạt 147 tỷ đồng, tăng 57,4 tỷ đồng tương ứng 64,06% so với năm 2018.
Chênh lệch thu chi năm 2019 đạt 167 tỷ đồng, tăng 51,7 tỷ đồng tương ứng 44,84% so với năm 2018.
Tổng thu nhập ròng năm 2019 đạt 244,3 tỷ đồng, tăng 69,6 tỷ đồng tương ứng 39,84% so với năm 2018.
Công tác thu hồi nợ ngoại bảng, nợ VAMC của BIDV Chi nhánh Thái Hà nhìn chung được duy trì ổn định qua các năm. Ngân hàng luôn luôn tỏ ra nỗ lực trong công tác thu hồi nợ.
Trước những kết quả kinh doanh khả quan cùng với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, tháng 9/2019, BIDV Chi nhánh Thái Hà đã được thăng hạng lênChi nhánh hạng 1. Đây là kết quả của những ngày tháng nỗ lực không biết mệt mỏi, từ những ngày đầu mới thành lập, sát nhập từ một chi nhánh của Ngân hàng MHB với nhiều tồn tại, yếu kém.
3.1.3.2. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn cuối kỳ năm 2019 đạt 6.713 tỷ đồng, tăng 1.113 tỷ đồng tương ứng 19,88% so với năm 2018.
Huy động vốn bình quân năm 2019 đạt 5.553 tỷ đồng, tăng 901 tỷ đồng tương ứng 19,37% so với năm 2018.
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào kỳ hạn ngắn hạn và không kỳ hạn, chưa có sự bền vững và chủ yếu tập trung tại một số khách hàng lớn. Huy động vốn trong dân cư đạt 2.799 tỷ đồng, chiếm 41,7% tổng nguồn vốn; nguồn vốn huy động không kỳ hạn. Huy động vốn khối Bán lẻ chiếm 38,5% tổng nguồn vồn tương ứng 2.585 tỷ đồng. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm 6% trong tổng số dư huy động vốn Khách hàng Bán lẻ.
3.1.3.3. Hoạt động tín dụng
Số dư tín dụng cuối kỳ năm 2019 đạt 4.639 tỷ đồng, tăng 957 tỷđồng tương ứng 25,99% so với năm 2018.
Số dư tín dụng bình quân năm 2019 đạt 3.954 tỷ đồng, tăng 870 tỷ đồng tương ứng 28,21% so với năm 2018.
Dư nợ tín dụng Bán lẻ đạt 1.577 tỷ đồng, chiếm 34% tổng dư nợ.
lệ nợ nhóm II trên cân đối chiếm 0,33%; tỷ lệ nợ xấu trên cân đối là 1,16%. Dư quỹ Dự phòng rủi ro là: 47,1 tỷ đồng.
Nhìn chung, đối với hoạt động cấp tín dụng, Ban lãnh đạo BIDV Chi nhánh
Thái Hà luôn luôn đề ra chủ trương tăng trưởng tín dụng đi đôi với bám sát chất lượng, phát triển bền vững, thực hiện cho vay cẩn trọng, sàng lọc nền khách hàng, không để phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu.
3.2. Công tác phân tích báo cáo tài chính Khách hàng doanh nghiệp tronghoạt động Cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi hoạt động Cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Hà
Công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trọng trong việc phân tích khách hàng doanh nghiệp, nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng của chi nhánh nói riêng.
Để thẩm định tài chính doanh nghiệp đòi hỏi các cán bộ QLKH phải dựa trên bộ hồ sơ kinh tế mà các doanh nghiệp gửi đến, chủ yếu là các tài liệu trong báo cáo tài chính. Trên cơ sở các báo cáo này, cán bộ quan hệ khách hàng của chi nhánh sẽ tiến hành tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính hiện tại và khả năng tài chính của doanh nghiệp trong thời gian tới.
3.2.1. Quy trình cho vay tại BIDV - Chi nhánh Thái Hà