Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Hà (Trang 92 - 94)

- Dự phòng phải trả ngắn hạn năm 2019là 22.076 triệu đồng Đây là các

4.1.8Các giải pháp khác

GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN

4.1.8Các giải pháp khác

* Nâng cao vai trò quản lý của các lãnh đạo tại chi nhánh

Lãnh đạo ngân hàng nên thường xuyên tiếp xúc trò chuyện, tìm hiểu công việc cũng như đời sống của các cán bộ công nhân viên. Từ đó có những điều chỉnh hợp lý thông qua việc khen thưởng, kỉ luật. Lãnh đạo ngân hàng cũng cần tạo uy tín đối với nhân viên của mình để cho các cán bộ nhân viên luôn tin tưởng và tạo tâm lý thoải mái khi làm việc. Ngoài ra, lãnh đạo ngân hàng cũng cần tổ chức những buổi hội thảo để lắng nghe và tiếp thu những kiến nghị của nhân viên để có thể đưa ra các quyết định, hình thức quản lý cho phù hợp. Từ đó khuyến khích được cán bộ ngân hàng nói chung và các cán bộ thẩm định nói riêng có ý thức hơn đối với công việc của mình.

* Hoàn thiện quy định về thời gian thẩm định

Ở chi nhánh ngân hàng ngoại thương hiện nay vẫn chưa có quy định về thời gian thẩm định xét duyệt hồ sơ vay vốn. Chính vì thế mà cán bộ tín dụng không kiểm soát được thời gian thẩm định cho các dự án. BIDV - Chi nhánh Thái Hà có thể đưa ra các yêu cầu, các văn bản hướng dẫn cập nhật hơn, chi tiết hơn về thời

gian thẩm định hồ sơ vay vốn.

* Nâng cao hoạt động quản lý và dự báo

Khi các thông tin cung cấp một các đầy đủ, chính xác và minh bạch thì việc thẩm định tài chính doanh nghiệp vẫn có thể không đem lại hiệu quả đánh tin cậy, đó là do không dự tính được hết những yếu tố tác động của thị trường. Những suy đoán, dự tính không chính xác sẽ ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà chi nhánh cần chú ý tới yếu tố thị trường có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Cần phải nâng cao hoạt động quản lý và dự báo về các yếu tố thị trường, nhằm xác định được những rủi ro, chi phí có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, những yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là yếu tố rất quan trọng tác động đến công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp của các cán bộ tín dụng.

* Tăng cường hoạt động marketing

Hệ thống các ngân hàng ngày càng được mở rộng, không chỉ là sự xuất hiện của các ngân hàng mới mà các ngân hàng còn mở rộng chi nhánh. Việc quảng bá hình ảnh của mình là rất cần thiết đối với tất cả các hoạt động của ngân hàng nói chung và các hoạt động tín dụng nói riêng. Tạo được thương hiệu của mình trên thị trường sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng, tạo được sự tin tưởng cho khách hàng.

4.2. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quy định, hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và cá tài liệu khác về quy trình, phương pháp thẩm định Khách hàng doanh nghiệp, luận văn “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Hà” đã đạt được các kết quả cụ thể sau:

Về mặt lý luận, Luận văn đã góp phần hệ thống hoá về mặt lý luận, cơ sở phân tích, thẩm định báo cáo tài chính doanh nghiệp trên góc độ của Ngân hàng - Bên cho vay.

Về mặt thực tiễn, Luận văn đã đi sâu vàoquy định, quy trình, hướng dẫn của BIDV trong việc thẩm định báo cáo tài chính của khách hàng, hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ; thẩm định thực tế tình hình tài chính của Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Xây dựng và Kỹ thuật Toàn Thịnh trong hoạt động cấp tín dụng tại BIDV Thái Hà.

Căn cứ vào lý luận và thực tiễn, Luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện Công tác phân tích báo cáo tài chính Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Hà.

Với hạn chế về không gian, thời gian và năng lực của bản thân, luận văn vẫn còn nhiều hạn chế như:

- Chưa đi sâu được cụ thể về phân tích doanh nghiệp từng nhóm ngành: sản xuất, thương mại hay dịch vụ; từ đó chỉ ra sự khác biệt giữa cơ cấu báo cáo tài chính của doanh nghiệp thuộc từng nhóm ngành này.

- Ngoài ra, luận văn chưa phân chia rõ ràng các mục trọng tâm cần đánh giá đối với một Doanh nghiệp cấp tín dụng đầu tư dự án hay một Doanh nghiệp vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh mà mới chỉ phân tích các nội dung chính trong báo cáo tài chính của một Doanh nghiệp bất kỳ.

Rất mong được sự góp ý, chỉ dạy của các Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Hà (Trang 92 - 94)