Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn: tuỳ vào từng khoản vay bị quá hạn, phòng KHDN và phòng QLRR phối hợp và đề xuất các biện pháp xử lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Hà (Trang 50 - 52)

phòng KHDN và phòng QLRR phối hợp và đề xuất các biện pháp xử lý.

3.2.2. Nội dung thẩm định Báo cáo tài chính Khách hàng doanh nghiệp tronghoạt động cho vay hoạt động cho vay

3.2.2.1. Thẩm định mức độ tin cậy của Báo cáo tài chính

Cán bộ QLKH BIDV Thái Hà tiến hành thẩm định tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Nội dung của quá trình thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính bao gồm:

Báo cáo tài chính mà BIDV Chi nhánh Thái Hà sử dụng để thẩm định là Báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế hoặ Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi các Công ty kiểm toán nằm trong danh sách chấp thuận của BIDV trong từng thời kỳ. Các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi đến cho ngân hàng phải là bản gốc hoặc bản sao y công chứng. Nếu là Báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế phải có chữ ký điện tử, đồng thời Giám đốc Doanh nghiệp phải trực tiếp ký lên báo cáo tài chính.

-Sau đó các CB QLKH kiểm tra, đánh giá các số liệu trong bảng cân đối kế toán có phù hợp hay không, mối quan hệ của nó trong quan hệ với các báo cáo tài chính khác. Để đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tài chính, cán bộ QLKH cần trực tiếp thăm quan cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để biết được tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, cần kiểm tra các chứng từ liên quan và các thông tin từ nhiều nguồn khác như thông tin từ cơ quan thuế, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước.

Sau khi đã thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính, cán bộ QLKH tiến hành thẩm định các báo cáo tài chính.

3.2.2.1.Phân tích cấu trúc tài chính

Bảng cân đối kế toán

+ Phân tích các khoản mục tài sản

-Tiền mặt:Cán bộ QLKH cần làm rõ các vấn đề trong khoản mục tiền mặt như kiểm tra lượng tiền mặt thực tế của doanh nghiệp là bao nhiêu, tiền mặt phục vụ cho các nhu cầu chủ yếu nào và xác định mức dao động tiền mặt của doanh nghiệp.

-Các khoản phải thu:CB QLKHtiến hành kiểm tra phần bị chiếm dụng của doanh nghiệp chính là các khoản phải thu từ người mua của doanh nghiệp. CB QLKH phải đánh giá được tình hình thanh toán của khách hàng, có những khoản thu nào khó đòi và khó có khả năng thanh toán, có khoản phải thu nào không biến động trong thời gian dài hay không? Từ đó đánh giá chất lượng các khoản phải thu, tình hình công nợ đối với các đối tác đầu ra.

Ngoài ra có nhiều doanh nghiệp hạch toán các khoản phải thu khác với một giá trị tương đối cao. Vì vậy khi nhận thấy điều này, CB QLKH cần yêu cầu doanh

nghiệp cung cấp chi tiết tài khoản này để có cái nhìn rõ ràng hơn về cách hạch toán của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Hà (Trang 50 - 52)