Bệnh thán thư (do nấm Colletotrichum spp.)

Một phần của tài liệu LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÙNG NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU (Trang 59 - 60)

III. CÁC BIỆN PHÁP PHỊNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY ĂN QUẢ CHÍNH TẠI SƠN LA

1. Trên cây xồ

1.10. Bệnh thán thư (do nấm Colletotrichum spp.)

Bệnh thán thư hại xồi do nấm (Colletotrichum spp.) gây ra, bệnh hại trên lá, hoa và quả xồi, bệnh gây hại trên hầu hết các giống xồi: GL4; xồi trịn, xồi Úc, xoai hơi,... khi lá xồi non chuyển từ màu đồng sang xanh sáng là giai đoạn mẫn cảm nhất, cuống lá cũng nhiễm dẫn đến hiện tượng lá rụng sớm. Trong trường hợp nhiễm nặng, tồn bộ chồi nhiễm bị cháy và chết khơ, nhất là gặp lúc thời tiết nhiệt độ cao, ẩm độ cao.

a) Triệu chứng

Bệnh bắt đầu bằng những đốm màu vàng nâu nhỏ trên tồn bộ bề mặt lá, quả, sau đĩ chuyển sang nâu phát triển lan rộng ra cĩ thể là những đốm trịn hay bất định. Dưới điều kiện ẩm ướt chúng liên kết lại thành những đốm lớn. Những đốm này cĩ tâm màu nâu sáng đến nâu xám được bao bọc bởi rìa màu nâu đen và hơi cĩ quầng màu xanh vàng. Trong điều kiện khơ ráo, những vết bệnh trở nên khơ và rơi xuống tạo thành những lỗ hỏng trên lá. Trên hoa, bệnh phát triển trên cả chùm hoa làm đen hoa và rụng. Bệnh cịn phát triển trên các cành non của cây. Trên quả, vết bệnh cĩ thể bị nứt giữa các mảng liên kết, trong điều kiện ẩm độ cao, trên những vết bệnh cĩ khối các bào tử nấm màu hồng. Nếu cĩ những đợt mưa trong quá trình sinh trưởng của quả, thì vết bệnh tạo thành từng dãy chảy dọc xuống. Khi mưa dứt, cĩ thể những giọt này chảy xuống theo quả và đọng lại ở phần cuối quả làm cho bệnh nhiễm trên phần này.

b) Biện pháp quản lý

Các biện pháp quản lý tổng hợp thực hiện theo giai đoạn trong năm:

+ Giai đoạn sau thu hoạch quả: Cắt bỏ những cành vơ hiệu, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành tổn thương do thu hoạch, thu gom và đem tiêu hủy. Bĩn phân theo quy trình

canh tác, nên cung cấp nhiều phân hữu cơ cho cây kết hợp cung cấp nấm đối kháng

Trichoderma vào đất xung quanh gốc cây.

+ Giai đoạn cây ra chồi non và lá mới: Giai đoạn phát triển chồi non và lá mới cĩ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ra hoa, đậu quả của cây về sau, giai đoạn này cũng là giai đoạn rất mẫn cảm với sâu, bệnh đặc biệt nếu giai đoạn này trùng vào lúc mưa, giĩ nhiều. Nên khi mỗi đợt lá non mới xuất hiện cĩ thể tiến hành phịng trừ bằng các loại thuốc cĩ hoạt chất và tên thương phẩm sau: Hexaconazole, Kasugamycin, Mancozeb, Propineb, Eugenol, Metiram Complex,... phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi phịng trừ.

+ Giai đoạn sau khi đậu quả đến lúc thu hoạch: Quả non rất mẫn cảm với bệnh nên giai đoạn này nên phun 1 đến 2 lần một trong những hoạt chất kể trên. Khi quả bằng quả trứng gà, nên phun thuốc hố học hoặc chất kích kháng dẫn suất Salicylic acid ở thời điểm 20-25 ngày trước khi thu hoạch và tiến hành bao quả ngay sau đĩ.

Một phần của tài liệu LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÙNG NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)