ĐÁNH GIÁ CHUNG 1 Thuận lợ

Một phần của tài liệu LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÙNG NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU (Trang 79 - 81)

1. Thuận lợi

Quá trình triển khai thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ tỉnh ủy về phát triển cây ăn quả, phát triển hợp tác xã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các sở ngành của tỉnh; tỉnh cĩ cơ chế, chính sách cho việc hỗ trợ phát triển, thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư cho phát triển diện tích, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, từng bước khẳng định vai trị, vị trí trên thị trường trong và ngồi nước.

Sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Thường trực, Ban Thường vụ huyện ủy, HĐND-UBND huyện, sự vào cuộc với quyết tâm cao của doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trong việc triển khai thực hiện chủ trương của tỉnh, từ đĩ gĩp phần quan trọng trong giải quyết việc làm tăng thu nhập, từng bước xĩa đĩi giảm nghèo, chuyển đổi cơ

cấu cây trồng, thúc đẩy, hồn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của huyện Mai Sơn nhìn chung rất thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp nĩi chung và các loại cây ăn quả nĩi riêng...việc phát triển diện tích cây ăn quả được người dân, các doanh nghiệp, HTX đồng thuận triển khai thực hiện, ngồi mục đích phát triển kinh tế cịn làm tăng độ che phủ, chống sĩi mịn, bảo vệ mơi trường.

2. Khĩ khăn, vướng mắc

Một số hộ dân cịn chậm trong việc đổi mới, tiếp thu tiến bộ khoa học vào sản xuất nơng nghiệp, nhận thức, ý thức của một số người dân trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ cịn hạn chế, dẫn đến hiệu quả sản xuất khơng cao, gây ơ nhiễm mơi trường; chưa hình thành nhiều chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; sản xuất khơng tập trung, sản xuất chưa chuyên mơn hĩa, việc xen canh các loại cây ăn quả trên cùng diện tích cịn khá phổ biến.

Diện tích canh tác cây ăn quả tập trung lớn chưa chủ động được nguồn nước tưới, nước tưới phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên dẫn đến năng xuất, chất lượng sản phẩm quả chưa cao. Việc đầu tư trang thiết bị sơ chế, chế biến sản phẩm sau thu hoạch địi hỏi nguồn vốn lớn, đây là khĩ khăn, thách thức với các hộ dân hiện nay, bên cạnh đĩ số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực nơng nghiệp trên địa bàn huyện cịn ít, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện.

Cơng tác xúc tiến, quảng bá tiêu thụ sản phẩm chưa được triển khai thường xuyên; sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là quả tươi, hoạt động sơ chế, bảo quản cịn hạn chế, chưa hình thành các đầu mối thu mua quy mơ lớn, chợ giao dịch hoa quả; việc phát triển thương hiệu, nhãn hiệu cho các loại cây ăn quả, sự liên kết giữa hợp tác xã với nơng dân cịn thấp, giữa nơng dân với nơng dân cịn hạn chế. Việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật cơng nghệ cao tạo ra sản phẩm cĩ năng suất cao, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật để vào thị trường của các nước khĩ tính, sản phẩm chủ yếu mới tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất sang thị trường Trung Quốc

3. Nguyên nhân

Là huyện miền núi giao thơng đi lại cịn gặp nhiều khĩ khăn, thiên tai thường xuyên xảy ra, trình độ dân trí khơng đồng đều, đời sống của một số hộ dân cịn gặp nhiều khĩ khăn, đặc biệt là các xã vùng đặc biệt khĩ khăn; một số người dân vẫn cịn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nơng nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ ơ nhiễm mơi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sản xuất và chất lượng nơng sản; trình độ của hầu hết người dân các xã vùng II, vùng III cịn nhiều hạn chế, khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học cịn chậm, dẫn đến hiệu quả hoạt động và việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của đơn vị chưa cao.

Dân cư thưa, nguồn vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nơng nghiệp yêu cầu lớn, trong khi nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước cịn hạn chế dẫn đến việc đầu tư gặp nhiều khĩ khăn; thiếu vốn đầu tư trong sản xuất nơng nghiệp cũng là một nguyên nhân dẫn đến hạn chế cho việc phát triển, ứng dụng cơng nghệ vào sản xuất.

Sự liên kết giữa các HTX cịn hạn chế, dẫn đến chưa tạo cánh đồng mẫu lớn, chưa tạo ra lượng hàng hĩa tập trung sản xuất theo quy mơ lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÙNG NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)