Cải thiện về thực hành đa dạng hoá bữa ăn thông qua hàm lượng sắt và

Một phần của tài liệu Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng hoá bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em (Trang 141 - 142)

24 tháng Phân tích theo tần suất tiêu thụ thực phẩm

4.2.3. Cải thiện về thực hành đa dạng hoá bữa ăn thông qua hàm lượng sắt và

Hiệu quả của truyền thông tích cực đối với cải thiện về thực hành đa dạng hoá bữa ăn trong nghiên cứu của chúng tôi đó là so sánh hàm lượng sắt và vitamin C trong khẩu phần trước và sau can thiệp: kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng sắt trong khẩu phần ăn /24 giờ ở phụ nữ tuổi 20-35 cao hơn có ý nghĩa (P<0,01) khi so sánh thời điểm T12 giữa xã chứng và xã can thiệp và T0với T12 tại xã can thiệp. Hàm lượng vitamin C trong khẩu phần ăn /24 giờ ở phụ nữ tuổi 20-35 cao hơn có ý nghĩa (P<0,01) khi so sánh với thời điểm T0

tại xã can thiệp và p<0,05 tại thời điểm T12 so với xã chứng (bảng 3.22). Hàm lượng sắt trong khẩu phần ăn /24 giờ ở bà mẹ có con 6-24 tháng tuổi cao hơn có ý nghĩa (P<0,01) khi so sánh thời điểm T12 giữa xã chứng và xã can thiệp và T0 với T12 tại xã can thiệp. Hàm lượng vitamin C trong khẩu phần ăn /24 giờ ở phụ nữ tuổi 20-35 cao hơn có ý nghĩa (P<0,01) khi so sánh với thời điểm T0 tại xã can thiệp và tại thời điểm T12 so với xã chứng (bảng 3.23). Kết quả này tương tự với nhận xét của Mary E mặc dầu hàm lượng sắt chưa đạt được theo nhu cầu khuyến nghị ở nhóm can thiệp nhưng có sự khác biệt có đối chứng khi so sánh ở hai nhóm bà mẹ về hàm lượng sắt trong khẩu phần ăn trước và sau can thiệp.

Carrasco. S và CS (1998) ở Peru [137], một sự cố gắng tiếp thị xã hội về cải thiện chất lượng bữa ăn bằng thịt gà được cung cấp từ cộng đồng, kết quả cho thấy sự cải thiện có ý nghĩa về chất lượng khẩu phần ăn vào giàu sắt và vitamin C cũng như tổng lượng khẩu phần ăn hàng ngày về vitamin C, sắt và tỷ lệ hấp thu sắt ở nhóm đối tượng đích là phụ nữ ở lứa tuổi sinh nở.

Ahmed và CS (1999) tại Ethiopia[138][139][140] bằng tiếp thị xã hội của đã gia tăng 72% thu nhập ở các hộ gia đình trong đó sự chi tiêu cho mua sắm thực phẩm chỉ gia tăng 20%. Cả lượng vitaminA và sắt trong khẩu phần tăng cao hơn ở nhóm can thiệp khi so sánh với nhóm chứng. Tác giả không so

sánh sự khác biệt về nguồn của các yếu tố vi lượng là thực phẩm thực vật hay động vật. Các phân tích tiếp theo của tác giả sẽ đề cập đến đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.

Mary E và CS (2005)[138][140], nghiên cứu tại cộng đồng nghèo tại Peru, từ nhiên cứu đặc thù, can thiệp giáo dục truyền thông dinh dưỡng có đối chứng về gia tăng độ bao phủ về giáo dục chăm sóc dinh dưỡng cho những người đại diện cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ ở nhóm can thiệp. Kết quả trẻ em ở nhóm can thiệp thực hành ăn bổ sung với thức ăn có độ đậm đặc hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng, hàm lượng sắt trong khẩu phần tuy chưa đạt được mức khuyến nghị nhưng ở nhóm can thiệp cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Tình trạng Suy dinh dưỡng thể còi cọc ở nhóm chứng vẫn còn cao hơn có ý nghĩa so với nhóm can thiệp. Sự cải thiện trung bình về cân nặng, chiều cao ở nhóm can thiệp tốt hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng.về cải thiện về

Một phần của tài liệu Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng hoá bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)