Những nghiên cứu về hiệu quả của truyền thông tích cực trên thế giới

Một phần của tài liệu Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng hoá bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em (Trang 63 - 65)

1.7.1. Những nghiên cứu về hiệu quả của truyền thông tích cực trên thế giới giới

Một nghiên cứu tryền thông tích cực thay đổi hành vi làm giàu thức ăn bổ sung cho trẻ em bằng các sản phẩm sẵn có tại địa phương ở Haiti. Kết quả cho thấy có sự thay đổi ý nghĩa giữa 2 nhóm bà mẹ về kiến thức cũng như thực hành trước và sau can thiệp [170][179].

Tại Peru, Carrasco Sanez và cộng sự [136][141][142] năm 1998, một sự cố gắng tiếp thị xã hội về cải thiện chất lượng bữa ăn bằng thịt gà được cung cấp từ cộng đồng, kết quả cho thấy sự cải thiện có ý nghĩa về chất lượng khẩu phần ăn vào giàu sắt và vitamin C cũng như tổng lượng khẩu phần ăn hàng ngày về vitamin C, sắt và tỷ lệ hấp thu sắt ở nhóm đối tượng đích là phụ nữ ở lứa tuổi sinh nở. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ thiếu máu cũng giảm có ý nghĩa sau khi can thiệp.

Tại Ethiopia, Ahmed, Ehui và Jabbar [136][141][142] năm 1999 với kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy hiệu quả tiếp thị xã hội gia tăng 72% thu nhập ở các hộ gia đình trong đó sự chi tiếu cho mua sắm thực phẩm chỉ gia tăng 20%. Cả lượng vitaminA và sắt trong khẩu phần tăng cao hơn ở nhóm can thiệp khi so sánh với nhóm chứng. Tác giả không so sánh sự khác biệt về nguồn của các yếu tố vi lượng là thực phẩm thực vật hay động vật. Các phân tích tiếp theo sẽ đề cập đến đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.

Nhiều công trình nghiên cứu của Smitasiri S tại Thái Lan [181][182][183] vào những năm 1988-1991 phía bắc Thái Lan tại huyện Kanthararom thuộc tỉnh Srisaket. Phương pháp truyền thông có sự tham gia của cộng đồng trong nghiên cứu này là tăng cường sự tiếp cận với các sản phẩm giàu vitanin A sẵn có tại địa phương kết quả cho thấy có sự thây đổi có y nghĩa về KAP, thực hành tiêu thụ các sản phẩm giàu vitamin A, sử dụng dầu thực vật để chế biến thực phẩm cũng như tình trạng thiếu vitamin A giữa hai nhóm can thiệp và không can thiệp [182][183]. Gần đây 1995-1997, đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) về sự lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C và Sắt. Kết quả cho thấy có sự thay đổi có ý nghĩa về kiến thức, thái độ, thực hành thông qua đánh giá KAP và sự cải thiện về tình trạng thiếu máu dinh dưỡng cũng như thiếu Vitamine A thông qua đánh giá các chỉ tiêu cận lâm sàng giữa hai nhóm chứng và nhóm có can thiệp truyền thông trực tiếp qua kết quả đánh giá trước và sau can thiệp truyền thông [154].

Một phần của tài liệu Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng hoá bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)