Các phương pháp đánh giá thay đổi hành vi

Một phần của tài liệu Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng hoá bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em (Trang 57 - 60)

1.5.5.1. Đinh nghĩa

Là phương pháp đo lường, ước lượng các kết quả và xét đoán các giá trị để từ đó đưa ra quyết định cải thiện toàn bộ quá trình[1][53][54].

1.5.5.2. Các phương pháp đánh giá

 Đo lường: Về 3 mặt của: Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) đó là các chỉ số cho biết các mức độ hoàn thành của mục tiêu truyên truyên giáo dục sức khoẻ(TT-GDSK).

Tuy vậy, việc đo lường này rất khó đảm bảo chính xác vì kiến thức và thái độ là trừu tượng vì vậy cần bổ sung thêm các phương pháp định tính và định lượng khác như: Giám sát có sự tham gia (Participatory observation), Thảo luận nhóm có chủ đích (FGD)[1][53][54].64][73][88]...

 Xét đoán giá trị các kết quả:

Bằng so sánh, đối chiếu các chỉ số đã đạt được với các chỉ số trước khi can thiệp, hoặc các chỉ tiêu đề ra trước khi can thiệp.

Bằng phương pháp nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm có chủ đích, phỏng vấn sâu...

Hoặc bằng phương pháp nghiên cứu định lượng: Điều tra nhân trắc, điều tra khẩu phần, xét nghiệm máu[1][53][54].64][73][88]...

 Đưa ra các quyết định cải tiến:

quyết định cải tiến.

1.5.5.3. Các bước đánh giá thay đổi hành vi

Xác định rõ các mục tiêu và các tiêu chuẩn:

 Hoàn thành về 3 mặt: Kiến thức, thái độ thực hành mà đối tượng đã đạt được ( đánh giá ai?) vì vậy vấn đề trước tiên cần phải xác định rõ mục tiêu: Mục tiêu của TT-GDSK chính là những thay đổi về nhận thức, thái độ và cách thực hành mà đối tượng phải đạt được.

Kế tiếp xác định và phân loại rõ nhóm đối tượng đích:

 Định nghĩa nhóm đối tượng đích: Là các nhóm đối tượng đặc hiệu mà thông tin truyền thông, các tài liệu, các chiến dịch truyền thông sẽ tập trung vào.

 Phân loại nhóm đối tượng đích trong hoạt động truyền thông: - Đối tượng ưu tiên 1:

+ Là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất của của vấn đề đang xảy ra.

+ Là nhóm đối tượng quan trọng nhất mà thông điệp truyền thông tiếp cận. + Là nhóm đối tượng đã từng có đáp ứng tốt nhất trước can thiệp.

- Đối tượng ưu tiên 2: Là những đối tượng trực tiếp ảnh hưởng nhiều nhất đến nhóm đối tượng ưu tiên 1.

- Đối tượng ưu tiên 3: (Đối tượng quan trọng) Là những đối tượngmà chương trình cần đến sự giúp đỡ ở đó nhiều nhất( tài chính, chính sách, chính trị...)

Tuỳ từng vấn đề được xác định mà mà các nhóm ưu tiên cũng được xác định cho phù hợp.

Trong TT-GDSK, chú ý đến các tiêu chuẩn chất lượng hơn là các tiêu chuẩn số lượng.

 Lựa chọn các phương pháp đánh giá thích hợp:

Phương pháp đánh giá cũng cần chú ý đến các chỉ số về chất lượng hơn các chỉ số về số lượng.

Một cách tốt nhất để giúp lượng hoá các tiêu chuẩn hay các chỉ số về chất lượng thành số lượng giúp dễ đánh giá là: ấn định cho một tiêu chuẩn hay chỉ số một con số.

ăn và sau khi đi vệ sinh”

Bảng 1.15. Mức độ đồng ý (có thể chia 3 mức hoặc 5 mức như sau)

Hoàn toàn đồng ý

Đồng ý Chưa rõ Phản đối Hoàn toàn phản đối

4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 0 điểm

 Phân tích kết quả:

So sánh các chỉ số với tiêu chuẩn hoàn thành cho thấy sự chênh lệch giữa hai loại số. Đây là bước khó khăn, phức tạp và quan trọng nhất vì vậy để đảm bảo tính chính xác, đúng đắn phải thật khách quan, trung thực trong khi phân tích đánh giá.

 Ra quyết định:

Dựa trên cơ sở phân tích,đánh giá các kết quả đó mà đưa ra quyết định.

1.5.5.4. Khi nào thì đánh giá

 Đánh giá ban đầu

Trước khi triển khai công tác TT-GDSK, nhằm:

+ Tìm hiểu các vấn đề sức khoẻ , nhu cầu sức khoẻ và các hành vi sức khoẻ của đối tượng giáo dục, các điều kiện thực tế chủ quan và khách quan.

+ Dựa trên các các cơ sở đó mà xác định được các mục tiêu TT-GDSK cụ thể cho thích hợp.

 Đánh giá tức thời

+ Thu thập các thông tin phản hồi từ đối tượng giáo dục biểu hiện bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể của đối tượng.

+ Trên cơ sở đó mà điều chỉnh ngay được nội dung và phương pháp TT- GDSK cho phù hợp hơn với đối tượng và với điều kiện hoàn cảnh thực tế.

Đánh giá sau khi đã tiến hành các biện pháp can thiệp.

+ Xác định được có những thay đổi gì trong kiến thức, thái độ và thực hành của đối tượng đang diễn ra như thế nào.

+ Rút ra được những kinh nghiệm, nguyên nhân đã dẫn đến thành công hay thất bại, do chủ quan hay khách quan.

+ Khẳng định hành vi mới mà đối tượng đã đạt được, từ đó có kế hoạch hỗ trợ tiếp tục cho đối tượng duy trì và phát triển hành vi mới[1][53][54].64][73][88]....

Một phần của tài liệu Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng hoá bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)