Nhóm can thiệp: Truyền thông tích cực có sự tham gia của cộng đồng về phòng chống bệnh thiếu máu dinh dưỡng bằng:
- Tăng cường kiến thức, thực hành dinh dưỡng: biết cách lựa chọn thực phẩm đa dạng sẵn có trên thị trường.
- Khuyến khích đẩy mạnh các nghề tiểu thủ công tại địa phương để tăng thu nhập, tăng sức mua các đa dạng thực phẩm cải thiện bữa ăn
- Phát triển ô dinh dưỡng gia đình thông qua hệ sinh thái VAC để có nhiều thực phẩm đa dạng tại địa phương cải tiến bữa ăn gia đình.
Nhóm chứng: Không can thiệp.
Công cụ truyền thông:
-Thông qua hội thảo và thảo luận nhóm để cùng cộng đồng để thống nhất một cuốn sách nhỏ (Booklet) về phòng chống bệnh thiếu máu dinh dưỡng gồm những nội dung sau:
+ Thiếu máu thiếu sắt là gi?
+ Những dấu hiệu để nhận biết của thiếu máu dinh dưỡng + Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng
+ Nguyên nhân của thiếu máu dinh dưỡng
+ Các biện pháp phòng chống thiếu máu dinh dưỡng.
+ làm thế nào để thức ăn thật phong phú và đa dạng với các thực phẩm giàu sắt sẵn có tại địa phương.
+ Làm thế nào để tăng thu nhập, tăng sức mua các thực phẩm cải thiện đa dạng bữa ăn.
+ Làm thế nào để phát triển ô dinh dưỡng gia đình thông qua hệ sinh thái VAC để có nhiều thực phẩm đa dạng tại địa phương cải tiến bữa ăn gia đình (Giới thiệu những thực phẩm giàu sắt sẵn có tại địa
phương).
- Biên soạn tờ rơi, poster với những thông điệp chính về thiếu máu dinh dưỡng và cách phòng chống.
- In những thông điệp chính về cách phòng bệnh thiếu máu bằng sử dụng đa dạng hoá những nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương lên cặp sách của học sinh.
Các hoạt động truyền thông:
- Tổ chức hội thảo với lãnh đạo địa phương, trạm y tế , Ban giám hiệu các trường tại địa phương thông báo tình hình tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu qua kết quả điều tra ban đầu, thảo luận những biện pháp can thiệp truyền thông thích hợp đối với địa phương.
- Tập huấn cho cán bộ y tế tại địa phương về chiến luợc truyền thông. - Tập huấn cho các cộng tác viên (CTV y tế, CTV Dinh dưỡng, Hội phụ nữ, hội nông dân) về nguy cơ, hậu quả, cách nhận biết, các biện pháp phòng chống có hiệu quả bệnh thiếu máu dinh dưỡng (có thực hành cho CTV về các thực phẩm giàu sắt, cách cải tiến bữa ăn trong gia đình bằng sử dụng đa dạng thức ăn bằng những nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương).
- Phát động và tổ chức hội thi:
+ Phát động và tổ chức hội thi tại trường học để huy động sự tham gia của giáo viên học sinh tìm hiểu kiến thức về bệnh thiếu máu dinh duỡng và cách phòng chống. Giáo viên tham gia biên soạn câu hỏi và đáp án cho hội thi. Phát động phong trào thi đua trong khối học sinh phổ thông về tìm hiểu kiến thức về bệnh thiếu máu và cách phòng chống. Liệt kê những loại thực phẩm giàu sắt sẵn có tại địa phương.
+ Phát động hội thi vườn xanh và tổ chức hội thi vườn xanh tại các thôn trong xã do hội nông dân, hội phụ nữ và cộng tác viên Y tế đảm nhiệm.
- Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ phòng chống bệnh thiếu máu dinh dưỡng cho các bà mẹ tại các thôn sinh hoạt định kỳ do CTV phụ trách: Trong những buổi này các đối tượng sẽ được cung cấp những thông tin về bệnh thiếu máu
dinh dưỡng. Chia sẻ với nhau kinh nghiệm trong xây dựng hệ sinh thái VAC tận dụng đa dạng nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương để cải tiến bữa ăn gia đình. Nếu có thể sẽ khuyến khích các hình thức văn nghệ như đóng kịch, tiểu phẩm và các bài hát...
- Cộng tác viên: Là kênh truyền thông trực tiếp, quan trọng và quyết định tới sự thành công trong giai đoạn can thiệp. Họ vừa là người truyền thông trực tiếp cho các đối tượng vừa là người trực tiếp thăm viếng, giúp đỡ và theo dõi (sử dụng checklist) sự thay đổi thực hành của các đối tượng. Mỗi CTV sẽ phụ trách một số lượng nhất định đối tượng can thiệp.
- Hỗ trợ về cơ sở vất chất để thực hiện cải thiện hệ sinh thái VAC: Các giống cây con giàu sắt sẵn có tại địa phương: Rau dền, rau muống, rau cải, rau mồng tơi, cây bí đỏ...
Hỗ trợ kinh phí làm hàng rào, mua gà con: mỗi hộ 100.000đ
- Hỗ trợ 200 cặp sách có in logo và in những thông điệp chính về cách phòng bệnh thiếu máu bằng sử dụng đa dạng hoá những nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương.