Sự khác biệt giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng

Một phần của tài liệu Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng hoá bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em (Trang 61 - 63)

Bảng 1.16. Khác biệt giữa định tính và định lượng

Đặc điểm Định tính Định lượng Mục đích/mục tiêu 1. Khám phá, mô tả xây dựng lý luận.

2. Đôi khi kiểm định giả thuyết.

1. Mô tả, đánh giá , kiểm định giả thuyết.

2. Đôi khi có thể xây dựng lý luận 3.Nhằm thu được kết quả có thể khái quát hóa cho những nhóm đối tượng khác.

Giả thuyết Không hoặc không cụ thể Thường cụ thể chính xác Khái niệm Thay đổi , thường xuất

hiện trong quá trình nghiên cứu

Thường được xây dựng từ các lí luận có trước

Bối cảnh Tự nhiên, không can thiệp và kiểm soát

ít tính tự nhiên, hoặc được dựng nên(phòng thí nghiệm) có kiểm soát

Phạm vi hẹp Rộng

Thông tin Mang tính cá nhân Không còn tính cá nhân Ngôn

ngữ/dự liệu

Mẫu nhỏ lớn hơn Tiếp xúc

đối tợng

Nhiều tiếp xúc trao đổi với đối tượng

It tiếp xúc trao đổi với đối tượng

Phân tích thống kê

không có/ bắt buộc

1.6.2. Các nghiên cứu được sử dụng trong 5 bước của triến trình truyền thông

1.6.2.1. Xác định vấn đề và đối tượng

- Bản chất vấn đề.

- Ai bị ảnh hưởng nhiều nhất. - Nguyên nhân nào?

- Điều kiện kinh tế văn hoá xã hội?

Trong bước này các nghiên cứu định lượng vẫn là chủ yếu như điều tra nhân trắc học, điều tra khẩu phần, xét nghiệm máu...tuy nhiên các nghiên cứu định tính cũng được sử dụng. Kết quả các nghiên cứu sẽ được sử dụng để nhận định tình hình và đánh giá vấn đề.

1.6.2.2. Xây dựng kế hoạch

Kết quả nghiên cứu ở bước 1 được sử dụng để lập kế hoạch, chiến lược và đưa các phát hiện từ nghiên cứu vào các thông điệp, tài liệu ấn phẩm cũng như các khía cạnh khác của truyền thông.

1.6.2.3. Thử nghiệm

- Tài liệu truyền thông nên trình bày thế nào?

- Thông điệp có được chấp nhận, có dễ hiểu không, có được đồng tình không?

- Trình bày đã hấp dẫn chưa? - Cần phải thay đổi những gì?

Để đạt được kết quả tốt và trả lời các câu hỏi đặt ra, thông điệp truyền thông cần ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện được các nội dung cần thiết và phù hợp

với văn hoá của địa phương. Để phát hiện được đối tượng giáo dục hiểu được tài liệu như thế nào? các phương pháp nghiên cứu sau thường được áp dụng:

- Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm có trọng tâm. - Nghiên cứu định lượng: Phát tờ rơi, điền mẫu phiếu góp ý.

Nghiên cứu định tính là nghiên cứu chủ yếu trong bước thử nghiệm. Tuy nhiên, việc phối hợp nhiều loại phương pháp nghiên cứu nên được khuyến khích.

1.6.2.4. Triển khai và thực hiện kế hoạch

Các đầu vào của sản phẩm gồm: ấn phẩm in ấn, băng phát quảng cáo, tập huấn, giám sát triển khai. Việc triển khai cần được gắn liền với hỗ trợ và củng cố.

Các nghiên cứu trong bước triển khai có thể là các nghiên cứu định tính: như thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu… hoặc các nghiên cứu định lượng như điều tra KAP, điều tra về khẩu phần…được thực hiện trong quá trình theo dõi và giám sát để có các điều chỉnh thích hợp và kịp thời.

1.6.2.5. Theo dõi và đánh giá

Thông điệp đã được truyền tải và đối tượng hiểu được như thế nào? có khó khăn trở ngại gì? có theo đúng kế hoạch không? truyền thông có hiệu quả không?

Để trả lời các câu hỏi trên và để có các điều chỉnh kịp thời các nghiên cứu định tính và định lượng đều được áp dụng trong bước này.

1.7. Một số nghiên cứu về hiệu quả của giáo dục truyền thông tại Việt

Một phần của tài liệu Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng hoá bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)