Thực trạng về giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn và tính đa dạng

Một phần của tài liệu Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng hoá bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em (Trang 128 - 129)

24 tháng Phân tích theo tần suất tiêu thụ thực phẩm

4.1.6. Thực trạng về giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn và tính đa dạng

dạng thực phẩm phân tích theo điều tra khẩu phần ăn/24 giờ và tần suất tiêu thụ thực phẩm tại cộng đồng nghiên cứu.

Phân tích giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn của các bà mẹ tại cộng đồng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy (Bảng 3.16) về khoáng chất và vitamin: hàm lượng sắt và vitamin C trong khẩu phần ăn của các bà mẹ tại hai xã Phong sơn và Phong Xuân chỉ đạt khoảng 30-50% so với nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia nếu chưa tính đến tỷ lệ hấp thu hoặc trừ mất mát trong quá trình chế biến. So ánh với nghiên cứu của Hồ Thu Mai, Phạm Văn Hoan[49] về thiếu máu và khẩu phần ăn của học sinh 11-14 tuổi tại Hoa lư, Ninh bình và nghiên cứu của Ogle. BM, Phạm Hoàng Hưng, Hồ Thị Tuyết[150][156] về tính đa dạng khẩu phần ăn ở phụ nữ khu vực Đồng bằng sông Mêkông và khu vực miền núi Thừa Thiên Huế thì kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều.

Phân tích tính đa dạng trong khẩu phần ăn trong nghiên cứu của chúng tôi(bảng 3.17) qua điều tra tần suất tiêu thụ thực phẩm giàu sắt sẵn có tại địa phương của các bà mẹ tại cộng đồng nghiên cứu cho thấy: Tần suất sử dụng các thực phẩm giàu sắt sẵn có tại địa phương mức tiêu thụ hàng ngày và hàng tuần rất thấp như : Vừng 1%, đậu nành 3%, rau đền 3%, rau ngót 6%...nhiều loại thực phẩm giàu sắt và rất sẵn có tại địa phương hầu như chưa được sử dụng: đậu đen, đậu đũa, cùi dừa, tiết bò, tiết lợn, thịt gà, thịt ếch Kết quả nghiên cứu phân tích về khẩu phần ăn và tần suất tiêu thụ thực phẩm của phụ nữ tại cộng đồng trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các can thiệp dinh dưỡng tại cộng đồng cần ưu tiên trước tiên vào cải thiện chất lượng bữa ăn, cụ thể ở đây là phải cải thiện lượng sắt và vitamin C trong khẩu phần. Muốn vậy, phải khuyến khích mọi người tăng cường sử dụng các sản phẩm giàu sắt vốn sẵn có tại địa phương nhưng chưa có thói quen sử dụng.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng hoá bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)