Nhiều nghiên cứu về tình trạng thiếu máu thiếu sắt cũng như các yếu tố ảnh hưởng được thực hiện ở nhiều vùng đồng bằng của các tỉnh phía Bắc, Nam bộ , miền Trung [17][18][19][45]và Tây nguyên [46]. Các nghiên cứu can thiệp bổ sung vi chất để cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt cũng đã được thực hiện ở nhiều nơi và cho những kết quả đáng kích lệ [5]. Nhiều nghiên cứu điều tra về Kiến thức, Thái độ, Thực hành của người dân về thực hành vệ sinh thực phẩm của Hà Thị Anh Đào ở Hà nội [10], ... Các nghiên cứu trên chỉ mới phản ánh mô tả tình hình về kiến thức, thái độ, thực hành về một số vấn đề, chưa đi xa hơn để thay đổi hành vi của đối tượng.
Nghiên cứu của Từ Giấy, Hà Huy Khôi, Lê Bạch Mai và CS [12] về cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em tiến tới thanh toán đói nghèo với mục tiêu đến năm 2000 các cơ sở có thể duy trì được các hoạt động nhờ sự tham gia tích cực của cộng đồng tại huyện Ninh Thanh, Hải Hưng .
Một nghiên cứu gần đây (1999-2000) của Ogle BM, Phạm Hoàng Hưng và CS về tính đa dạng thức ăn, nguồn dinh dưỡng đưa vào và sức khoẻ của người phụ nữ tại A Lưới - huyện miền núi Thừa Thiên Huế cho thấy nhóm bà mẹ có chế độ ăn đa dạng cao khẩu phần ăn không những đầy đủ năng lượng mà còn cung cấp đầy đủ các vitamin và các yếu tố vi lượng. ở đây phải nhấn mạnh đến vai trò của nguồn rau dại tự nhiên chiếm tới 50% và góp phần đáng kể trong toàn bộ nguồn vi chất dinh dưỡng đưa vào của khẩu phần [150][156].
Kết quả nghiên cứu của Hà Thị Anh Đào năm 2001 tại Hà Nội cho thấy việc giáo dục kiến thưc kết hợp với hướng dẫn thực hành vệ sinh thực phẩm trực tiếp cho người làm dịch vụ thức ăn đường phố bao gồm: biên soạn tài liệu sát với thực tế, phương tiện tập huấn đơn giản, thảo luận nhóm kết hợp với kiểm tra thường xuyên đẫ cải thiện có ý nghĩa tình trạng vệ sinh thức ăn đường phố. Số cơ sở dịch vụ thức ăn đường phố phục vụ với thức ăn nóng tăng từ 29% lên 88%, bảo quản bày bán thức ăn trong tủ kính tăng từ 9% lên 57%, sử dụng dụng cụ lấy thức ăn tăng 20 lên 89%, thực phẩm sống chín riêng biệt
35% lên 73% [9].
Tổ chức Y tế Thế giới đã nhấn mạnh tính chất quan trọng của việc cải thiện thực hành chăm sóc sức khoẻ của gia đình và cộng đồng trong chiến lược IMCI - Lê Anh Tuấn ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành một nghiên cứu can thiệp truyền thông trực tiếp để cải thiện kiến thức thực hành chăm sóc sức khoẻ trẻ em tại 3 tỉnh Lâm Đồng, Vĩnh Long và Trà Vinh (8/1999 - 12/2001). Phương pháp can thiệp truyền thông duy nhất trong nghiên cứu này là điều hành thảo luận nhóm. Kết quả đánh giá sau can thiệp cho thấy đã có cải thiện về thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi một cách ý nghĩa so với trước khi can thiệp [64].
Chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu