Quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ

Một phần của tài liệu Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng hoá bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em (Trang 55 - 57)

Hành vi người và hành vi sức khoẻ bản thân nó là rất phức tạp, nên quá trình thay đổi nó cũng rất phức tạp và khó khăn. Việc thay đổi một hành vi sức khoẻ thường dựa trên cơ sở một tiên đề là con người ta luôn mong muốn được khoẻ mạnh hơn là bị đau ốm, trong đó các xúc cảm nhiều khi đóng vai trò quan trọng hơn là sự nhận thức về tình trạng sức khoẻ bản thân để thúc đẩy mỗi cá nhân tự giác hành động dẫn tới sự thay đổi hành vi sức khoẻ .

Có nhiều lý thuyết và mô hình giải thích các hành vi và quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ như mô hình ABC, mô hình niềm tin sức khoẻ của Rosentock, lý thuyết hành động có suy tính của Fishbein và Ajzen, lý thuyết nhận thức xã hội của Bandura và lý thuyết/mô hình được sử dụng nhiều nhất để giải thích sự thay đổi hành vi sức khoẻ của cộng đồng là lý thuyết do Everett M. Rogers đề xướng năm 1971[1][53][54][59][62].

Các bước của quá trình thay đổi hành vi:

Mục tiêu cuối cùng của TTGDDD là thay đổi một hành vi theo hướng có lợi về dinh dưỡng và sức khoẻ. Sự thay đổi này là một quá trình nhiều bước và tiến triển dưới tác động của các yếu tố tâm lý, xã hội và các hoạt động TTGD.

Bảng 1.14. Dưới đây là Mô hình 5 giai đoạn thay đổi hành vi sức khoẻ

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

Nhận thức Quan tâm, thích thú Xem xét, Có ý định thay đổi Làm thử Chấp nhận và duy trì

Như vậy quá trình thay đổi hành vi diễn qua 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trước hết đối tượng phải tự nhận ra hành vi của mình là

có hại cho sức khoẻ bản thân và có thể cho cả cộng đồng. Việc này không phải là dễ, vì con người thường có xu hướng tự cho rằng các hành vi của mình là đúng đắn, không cần thiết phải thay đổi. Cần phải có dịp trải qua các kinh nghiệm không có lợi cho bản thân mới có thể nhận ra.

Giai đoạn 2: Tiếp theo, đối tượng phải có quan tâm đến hành vi mới lành mạnh để thay thế hành vi cũ và có lợi cho sức khoẻ của mình, rồi đi tìm kiếm các thông tin về hành vi mới đó, nhưng đến lúc này vẫn chưa có ý định thay đổi. Bước này có thể kéo dài vài tháng hoặc tới vài năm, và thực tế có những người không bao giờ vượt qua được nó.

Giai đoạn 1 và 2 thuộc về nhận thức cảm tính nên các phương tiện thông tin đại chúng có tác dụng tốt nhất.

Giai đoạn 3: Chuẩn bị cho sự thay đổi. Đây là bước ngoặt chuyển tiếp từ quá trình nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính, khi mà cá nhân đi đến quyết tâm đặt mục đích thay đổi và sẵn sàng thực hiện việc thay đổi. Trong bước này cá nhân chịu tác động mạnh bởi các yếu tố bên trong (lo sợ bị bệnh, hoặc coi thường các tác hại của bệnh ...) và các tác động bên ngoài (thái độ của những người trong gia đình và của bạn bè...). Lúc này vai trò và sự giúp đỡ trực tiếp của nhân viên truyền thông là rất quan trọng. Các phương tiện thông tin đại chúng không còn tác dụng tốt như trước nữa.

Giai đoạn 4: Hành động để khắc phục các vấn đề cản trở sự thay đổi. (Đối tượng phải tự thử nghiệm hành vi sức khoẻ mới rồi tự đánh giá xem kết quả có tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân ra sao.) Đây là giai đoạn làm thật để tự kiểm nghiệm trên chính bản thân mình, và cũng là giai đoạn khó khăn nhất và quan trọng nhất, cần có sự giúp đỡ tích cực của truyền thông viên và những người thân có kinh nghiệm.

Giai đoạn 5:Cuối cùng, đối tượng đi đến chỗ chấp nhậnhay là từ chối hành vi sức khoẻ mới đó.

- Nếu chấp nhận thì đối tượng cần có sự hỗ trợ về mọi mặt để có thể duy trì được hành vi sức khoẻ mới đó trong một thời gian đủ dài để nó trở thành một thói quen mới, một nếp sống mới. Duy trì hành vi mới đạt được bằng cách tự kiểm soát, nâng cao và củng cố các kết quả đạt đợc với sự hỗ trợ từ bên ngoài.

từ bước 1, rồi tiến lên từng bước như đã làm. Nhớ rằng thất bại có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình thay đổi. Vì vậy, đối tượng phải kiên trì, có quyết tâm cao và luôn được sự hỗ trợ từ bên ngoài. trong quá trình thay đổi.

Cần nhớ rằng, để thay đổi được một hành vi sức khỏe có hại đến một hành vi sức khoẻ có lợi, bản thân đối tượng nhiều khi phải trải qua chu trình trên đây nhiều lần. Đối tượng có thể chống đối lại sự thay đổi do thiếu hiểu biết, không được động viên, thiếu các phương tiện để giải quyết các khó khăn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng hoá bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)