24 tháng Phân tích theo tần suất tiêu thụ thực phẩm
4.1.7 Xác định những vấn đề cần can thiệp
Từ kết quả của nghiên cứu mô tả ban đầu tại cộng đồng nghiên cứu qua thu thập kết quả, phân tích thực trạng chúng tôi rút ra một số nhận định chung và các giải pháp như sau:
Nhận định về thực trạng Dinh dưỡng và thiếu máu, các yếu tố ảnh hưởng:
- Tỷ lệ TNLTD ở phụ nữ còn ở mức cao, chủ yếu TNLTD độ I và độ II. - Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em <60 tháng tại cộng đồng nghiên cứu: Tỷ
lệ SDD thể nhẹ cân chung còn ở mức rất cao, chủ yếu là mức độ nhẹ. Nhóm tuổi mắc cao là nhóm tuổi bắt đầu ăn bổ sung và cai sữa mẹ. SDD thể thấp còi(CC/T) còn mức rất cao, tỷ lệ này tăng nhanh ở nhóm trẻ sau 12 tháng.
- Tình trạng thiếu máu thiếu máu ở bà mẹ tại cộng đồng nghiên cứu mức trung bình và chủ yếu thiếu máu nhẹ .Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em lứa tuổi 6-24 tháng tại cộng đồng nghiên cứu ở mức cao và cũng chủ yếu là thiếu máu nhẹ
- Về nguyên nhân: Thiếu kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng các sản phẩm giàu sắt, thức ăn nghèo nàn thiếu đa dạng , Hàm lượng sắt và vitamin C trong khẩu phần ăn rất thấp
Từ kết nhận định trên chúng tôi thấy đề cập những nội dung chính can thiệp tại xã Phong Xuân như sau:
1. Hội thảo với lãnh đạo địa phương để chia sẻ kết quả điều tra có bản- khẳng định, thống nhất kế hoạch truyền thông, thành lâp nhóm điều phối.
2. Nâng cao kiến thức về thiếu máu thiếu sắt, Phòng chống thiếu máu, thực hành đa dạng hoá bữa ăn cho CBYT, CTV, Giáo viên thông qua hội thảo, tập huấn.
3. Nâng cao kiến thức về thiếu máu thiếu sắt, Phòng chống thiếu máu, thực hành đa dạng hoá bữa ăn cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Các Giáo viên thông qua Hội thảo, Tập huấn: Xây dựng được nội dung thông điệp của pano và tranh áp phích, tờ rơi của dự án Với các TP giàu sắt sẵn có tại địa phương.
4.Tập huấn về kỹ năng truyền thông cho CTV, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch can thiệp.
5.Nâng cao kiến thức về thiếu máu thiếu sắt, Phòng chống thiếu máu cho học sinh, giáo viên các trường thông qua các buổi nói chuyện với chuyên đề thiếu máu thiếu sắt và cách phòng chống, thông qua các hội thi tìm hiểu kiến thức về TMTS và cách phòng chống, hỗ trợ giải thưởng, hỗ trợ 200 cặp sách có in thông điệp phòng chống thiếu máu cho học sinh.
6. Nâng cao kiến thức, thực hành đa dạng hoá bữa ăn với các thực phẩm giàu sắt sẵn có tại địa phương thông qua Hội thi vườn xanh , sinh hoạt Câu lạc bộ Phòng chống thiếu máu do Hội Nông dân và Hội Phụ nữ và CTV tổ chức. Hỗ trợ cây giống, hàng rào, giải thưởng cho hội thi.
7. Nâng cao kiến thức, thực hành đa dạng hoá bữa ăn với các thực phẩm giàu sắt sẵn có tại địa phương thông qua xây dựng in ấn pano, áp phích, tờ rơi với các nội dung thông điệp, hình ảnh được xây dựng từ những phong trào thi đua của CTV, các hội thảo, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ.
8.Tăng cường mạng lưới truyền thông tại cộng đồng thông qua mạng lưới CTV, thi đua giữa CTV, Ban văn hoá xã mỗi tuần phát 1 bản tin về TMTS và cách phòng chống. Tuyên dương các điển hình trong phong trào thi Đua của học sinh và Hội Nông dân. Thông báo lịch sinh hoạt CLB các thôn tháng tới.
9. Các hoạt động theo dõi giám sát được tiến hành thông qua các buổi giao ban hàng tháng với các cán bộ chủ chốt.
10. Tất cả các hoạt động hội thảo, tập huấn, các hội thi, hoạt động hội phụ nữ, nông dân, CTV, các buổi sinh hoạt CLB, các buổi giao ban định kỳ với cán bộ chủ chốt đều có sự giám sát của cán bộ dự án.
11. Huy động sự tham gia của cộng đồng, truyền thông thay đổi hành vi, đa dạng hoá khẩu phần ăn bằng các sản phẩm sẵn có cho phụ nữ trẻ em tại cộng đồng nghiên cứu là việc làm cần thiết phù hợp với nhóm giải pháp chiến lược xã hội hoá công tác y tế của ngành Y tế hiện nay[8][30]. Giải pháp tham gia của cộng đồng nghĩa là cộng đồng tham gia từ khâu xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên cần phải truyền thông: Vấn đề ở đây là tình trạng thiếu máu, thiếu dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em 6-24 tháng. Nguyên nhân là thiếu kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng các sản phẩm giàu sắt, thức ăn nghèo nàn thiếu đa dạng , hàm lượng sắt và vitamin C trong khẩu phần ăn rất thấp. Sự tham gia của cộng đồng còn thể hiện ở chỗ bên cạnh việc tham gia xác định vấn đề, lên kế hoạch và thực hiện can thiệp thì cộng đồng cũng được huy động vào khâu giám sát và đánh giá kết quả. Nguyên lý “Sự tham gia của cộng đồng” là nguyên lý chìa khoá cần được khuyến khích cho các chương trình CSSKBĐ, trong đó có TT-GDSK, đã được thực tế chứng minh và đã được vận dụng vào thử nghiệm can thiệp. Thực tế rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước áp dụng giải pháp này và thu được kết quả tốt[12][29][47][92].
12. Huy động Sự tham gia của cộng đồng trong nghiên cứu này tạo ra cơ hội và huy động sự tham gia không chỉ chính quyền địa phương, Y tế địa phương, toàn thể phụ nữ, hội nông dân, cộng tác viên y tế mà còn huy động sự
phối hợp của các thầy cô giáo, các em hoc sinh những người làm chủ tương lai của đất nước sẽ làm tăng thêm tính bền vững, lâu dài của các can thiệp. Sự tham gia này sẽ làm gia tăng độ bao phủ của các hoạt động truyền thông, góp phần làm giảm gánh nặng cho các cán bộ y tế và đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động TT-GDSK. Kết quả này càng khẳng định tính đúng đắn của giải pháp huy động sự tham gia tích cực của công đồng vào sự nghiệp CSSK mà Bộ Y tế đang chú trọng xây dựng và thực hiện[5][30]. Giải pháp này phù hợp với ưu tiên nâng cao sức khoẻ được Tuyên ngôn Jarkarta[65] về Nâng cao sức khoẻ trong thế kỷ 21 nhấn mạnh: “Nâng cao sức khoẻ được tiến hành do dân và cùng dân chứ không phải trên dân hay cho dân”.