Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội Châu Mĩ

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 105 - 107)

C. Địa lí các khu vực châu âu

3.3.Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội Châu Mĩ

B. Đặc điểm địa lí nhân văn và sự phát triển kinh tế xã hội

3.3.Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội Châu Mĩ

- Châu Mĩ là châu lục có nền kinh tế lớn và giàu có nhất thế giới (đặc biệt là Bắc Mĩ). Bình quân thu nhập theo đầu người của châu Mĩ khá cao, trung bình hiện nay khoảng 15.000USD/người. Hoa Kì, Canađa thuộc vào nhóm những nước giàu có nhất thế giới

101

- Đặc điểm nổi bật của kinh tế châu Mĩ là sản xuất hàng hóa đã trở thành tập quán phổ biến của các nước

Trong nông nghiệp đã hình thành các khu vực chuyên môn hóa với nhiều sản phẩm nổi tiếng. Thí dụ cà phê ở Brazin, Côlômbia, chuối ở Êcuađo và một số nước Trung Mĩ…

Trong công nghiệp Bắc Mĩ nổi bật là các ngành đòi hỏi hàm lượng kĩ thuật cao. Những nước còn lại của khu vực chủ yếu phát triển các ngành khai thác và các ngành đòi hỏi nhiều lao động (khai khoáng, luyện kim, dệt…). Trừ một vài nước (Hoa Kì, Canađa, Brazin…) có kinh doanh phát triển toàn diện, hầu hết các nước đã chuyên môn hóa đến mức tạo ra sự bất hợp lí trong cơ cấu kinh tế.

- Châu Mĩ nói chung là nơi có mức độ tập trung kinh tế cao.

Đại bộ phận nền kinh tế các nước tập trung trong tay các tập đoàn lớn, có giá trị tài sản hàng chục, hàng trăm tỉ USD, các tập đoàn này không chỉ chi phối kinh tế một nước mà là cả châu lục, cả thế giới.

Kinh tế châu Mĩ tập trung cao theo lãnh thổ, khoảng 80% năng lực kinh tế tập trung ở khu vực Hoa Kì, Canađa. Châu Mĩ có nhiều vùng , trung tâm kinh tế mạnh. Nổi bật là vùng công nghiệp Đông Bắc Hoa Kì – Đông Nam Canađa, vành đai “Công nghiệp Mặt Trời” của Hoa Kì…

- Kinh tế châu Mĩ phát triển rất chênh lệch giữa các nước

Nhóm nước công nghiệp phát triển: Gồm Hoa Kì và Canađa. Đây là những nước có nguồn lực mạnh. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm khoảng 2 – 3%, công nghiệp giảm, khoảng 25 – 30%, dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng GDP.

Các nước công nghiệp mới (NICs): Gồm các quốc gia như Mêhicô, Brazin, Achentina, Vênêzuêla…là những nước lớn của Mĩ Latinh. Các nước này cũng có GDP cao, đồng thời thu nhập theo đầu người khoảng 4.000 – 5.000 USD/người. Thành tựu trong kinh tế chủ yếu thuộc về ngành công nghiệp và dịch vụ.

Các nước còn lại: Có tốc độ phát triển chậm, cơ cấu kinh tế thiên về các ngành khai thác thế mạnh tự nhiên (trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn

102

nuôi…) hướng vào thị trường Hoa Kì. Những nước trong số này có tình hình xã hội kém ổn định (Côlômbia, Goatêmala…) thường bị Hoa Kì can thiệp.

- Sự phát triển kinh tế của châu Mĩ gây ra nhiều vấn đề xã hội và môi trường như: khai thác tài nguyên nhiều, làm trữ lượng tài nguyên ngày càng suy giảm và nhanh chóng cạn kiệt…, tăng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường, sự chênh lệch mức sống lớn…

+ Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước châu Mĩ đã liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội: Từ những năm 80 của thế kỉ XX, một số khối kinh tế - xã hội khu vực được hình thành như khu vực thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA), khối kinh tế vùng Nam Mĩ (MERCOSOUR)…Gần đây các nước đang từng bước tiến tới hình thành khu vực tự do thương mại toàn cầu châu Mĩ (FTAA).

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 105 - 107)