Địa lí các khu vực châu Mĩ

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 107)

C. Địa lí các khu vực châu âu

3.4.Địa lí các khu vực châu Mĩ

B. Đặc điểm địa lí nhân văn và sự phát triển kinh tế xã hội

3.4.Địa lí các khu vực châu Mĩ

3.4.1. Bắc Mĩ

3.4.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên

Khu vực Bắc Mĩ nằm ở phía bắc của lục địa Bắc Mĩ, từ biên giới Hoa Kì – Mêhicô trở về phía bắc.

Bề mặt toàn lục địa có dạng một ống máng khổng lồ mở rộng về phía cực. Bắc Mĩ nằm trong đới khí hậu cực, cận cực đến khí hậu cận nhiệt đới.

Khu vực Bắc Mĩ chia thành hai bộ phận: bắc Bắc Mĩ và nam Bắc Mĩ. a. Khu vực Bắc Bắc Mĩ

Gồm ba đơn vị cấu trúc hình thái: các đảo và quần đảo ở Bắc Băng Dương (quần đảo Canađa và đảo Grơnlen), sơn nguyên Lorenxia và miền núi Coocđie. Trừ các đảo và quần đảo ở Bắc Băng Dương, phần lục địa có hình dạng lòng máng mở rộng về phía bắc.

Các đảo và quần đảo ở Bắc Băng Dương nằm trong vùng khí hậu lạnh, phần lớn bị băng bao phủ quanh năm. Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc cực. Dân cư ở các đảo rất ít. Grơnlen có khoảng trên 50.000 người. Ở đây vẫn còn giữ được một số động vật hiếm như bò xạ, hưu Bắc Mĩ, gấu trắng và nhiều loài thú chân vịt…

Phần lục địa bắc Bắc Mĩ gồm hai phần có cấu trúc địa hình khác hẳn nhau: Miền núi Coocđie ở phía tây và sơn nguyên đồng bằng phía đông.

103

Khí hậu có sự thay đổi vừa theo chiều vĩ tuyến vừa theo chiều kinh tuyến. Càng về phía nam khí hậu càng ấm và từ vùng duyên hải phía tây vào vùng nội địa lượng mưa giảm rõ rệt.

Tương ứng với điều kiện khí hậu, phắc Alatxca cũng như bắc Canađa có đồng rêu, đồng rêu – rừng, phần còn lại là rừng lá kim, phần nhỏ phía bắc đồng bằng Lớn là thảo nguyên, và thảo nguyên rừng. Hệ động vật đồng rêu, đồng rêu rừng và rừng lá kim khá phong phú (tuần lộc, nai sừng tấm, gấu nâu, chồn, sóc bay…).

Bắc Bắc Mĩ có nhiều tài nguyên. Ngoài trữ lượng gỗ dồi dào, ở đây còn có nguồn thủy năng phong phú và nhiều khoáng sản…

Dân cư thưa thớt. Nơi tập trung dân đông là vùng đông nam Canađa ở phía bắc Hồ Lớn và dọc thung lũng Xanh Lôrăng.

b. Khu vực Nam Bắc Mĩ

Phần nam Bắc Mĩ có cấu trúc hình thái dạng ống máng với miền núi Coocđie ở phía tây, miền núi Apalat ở phía đông và các đồng bằng ở vùng giữa.

Khí hậu thuộc hai đới: phần nhỏ phía bắc thuộc khí hậu ôn đới, phần còn lại thuộc khí hậu cận nhiệt. Tuy nhiên khí hậu có sự phân hóa khá phức tạp. Miền duyên hải phía tây có khí hậu cận nhiệt địa trung hải, lượng mưa phía bắc tới 1200 mm còn phía nam chỉ 400 mm, thậm chí phía nam thung lũng Caliphoocnia chỉ còn 200mm. Các cao nguyên giữa núi có khí hậu khô hạn và mang tính lục địa gay gắt. Lượng mưa trung bình 250 – 300mm. Mùa đông nhiệt độ khoảng – 20C còn mùa hè tới 300C. Ở thung lũng Chết (trong Bồn Địa Lớn) đã đo được nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 56,70C. Trong điều kiện khí hậu như vậy,vùng duyên hải tây bắc có rừng cận nhiệt với các loại cây lá nhọn: thông, tùng, lãnh sam… Những vùng ít mưa hơn thì có cảnh quan thảo nguyên, thảo nguyên rừng. Trong các cao nguyên nội địa phát triển cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.

Từ đồng bằng lớn về phía đông có khí hậu ấm hơn. Ở những vùng đồng bằng, cảnh quan thảo nguyên đã được thay bằng cảnh quan nhân tác với các vành đai trồng trọt, chăn nuôi.

Về tài nguyên: Ngoài đất đai rộng, nhiều rừng, ở đây còn rất nhiều khoáng sản như dầu mỏ, than sắt, vàng, các quặng đa kim loại và nhiều loại khoáng sản khác.

104

3.4.1.1.Khái quát tình hình phát triển kinh tế Bắc Mĩ

Bắc Mĩ gồm Hoa Kì, Canađa là hai cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới, là hai trong tám nước của nhóm G8. Diện tích 19,59 triệu km2, dân số 322,5 triệu người (2003). Tổng GDP là 11.000 tỉ USD (2002), riêng Hoa Kì là 10.420 tỉ USD và GDP bình quân đầu người đứng đầu các quốc gia công nghiệp chủ chốt.

Các nước Bắc Mĩ có nền kinh tế mạnh, đa dạng, công nghệ tiên tiến. Nguồn tài nguyên phong phú, lực lượng lao động lành nghề với đầy đủ các ngành và đang hướng tới một xã hội thông tin hiện đại.

Từ thế kỉ XIX Hoa Kì là cường quốc công nghiệp hàng đầu, chiếm 40% sản lượng công nghiệp thế giới. Các nước Bắc Mĩ phát triển các ngành truyền thống như năng lượng, luyện kim, chế tạo máy, hóa chất và thực phẩm…

Các trung tâm công nghiệp tập trung ở vùng biên giới Hoa Kì và Canađa xung quanh Hồ Lớn (trừ vùng Hồ Thượng), vùng Đông Bắc ven Thái Bình Dương. Những năm gần đây chuyển dịch xuống vùng Đông Nam và Thái Bình Dương còn gọi là vành đai Mặt Trời. Hiện nay, do mục đích tiết kiệm tài nguyên và đẩy mạnh lại xây dựng cơ cấu kinh tế trên cơ sở công nghệ mới, Bắc Mĩ phát triển các ngành kinh tế đòi hỏi trình độ khoa học cao: công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới, hóa dầu, hàng không vũ trụ… Các ngành truyền thống vẫn được sản xuất, sản lượng giảm: Luyện kim, công nghiệp thực phẩm… Ngoài ra Canađa có ngành công nghiệp khai thác gỗ, sản xuất giấy và xenlulô.

Nông nghiệp Bắc Mĩ đạt đến trình độ cao, sản xuất khối lượng sản phẩm lớn, tuy số lao động nông nghiệp chỉ chiếm 2 - 3% dân số. Do có quỹ đất nông nghiệp lớn, trình độ thâm canh cao nên đã phát triển nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại. Chuyển hướng thuê đất các quốc gia láng giềng trồng sản phẩm nông nghiệp chuyển về nước hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba. Tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại với quy mô lớn. Tổng sản lượng lương thực Bắc Mĩ gần 400 triệu tấn, ngô chiếm tỉ lệ lớn. Chăn nuôi rất được chú trọng, sản lượng cao (thịt và sữa).

Dịch vụ - ngành có vai trò chủ yếu trong nền kinh tế Hoa Kì chiếm 72% trong cơ cấu kinh tế, Canađa là 68%. Nhiều thành phố, siêu đô thị ven biển trở thành trung tâm tài chính, ngân hàng, viễn thông không chỉ của Bắc Mĩ mà còn của thế giới. Bắc Mĩ có hệ thống cơ sở hạ tầng dày đặc, hiện đại và tổ chức hoàn hảo.

105

Hoa Kì, Canađa và Meehicô đã hình thành khu vực mậu dịch tự do (NAFTA) tạo nên thị trường rộng lớn, tăng khả năng cạnh tranh với EU, Nhật Bản và các nước khác, tạo tiền đề hình thành thị trường tự do toàn châu Mĩ trong những năm sắp tới.

3.4.2. Hợp Chủng Quốc Hoa Kì

Diện tích: 9.37 triệu km2

Dân số: 325,7 triệu người(2017) Thủ đô: Oasinhtơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GDP/người: 57.466,79 USD (2016)

3.4.2.1. Lãnh thổ rộng lớn, thiên nhiên đa dạng. Nguồn tài nguyên khổng lồ.

- Vị trí địa lí: Hoa Kì nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ gồm 48 bang và 2 bang cách li với lãnh thổ chính: Alaxca (Tây Bắc của Bắc Mĩ), quần đảo Haoai (trên Thái Bình Dương). Phía bắc giáp Canađa, phía nam giáp Mêhicô. Phía tây và đông là Thái Bình Dương và Thái Bình Dương. Điều này giúp cho Hoa Kì phát triển kinh tế biển và trong nhiều thập kỉ trước đây tránh được các cuộc chiến tranh. Có một thời gian dài Hoa Kì phát triển kinh tế liên tục trong điều kiện hòa bình. Nhưng Hoa Kì lại tham gia tích cực vào công việc của tất cả các nước nhằm thực hiện chiến lược cơ bản “lãnh đạo thế giới” của Hoa Kì.

- Lãnh thổ rộng lớn có thể chia thành các vùng sau + Miền đông

Dãy núi cổ Apalat ở phía đông, giàu tài guyên. Dãy núi chạy theo hướng đông bắc - tây nam dài khoảng hơn 2000km, rộng 200 - 300 km, gồm nhiều mạch núi song song và cao nguyên nằm sát bờ biển Đại Tây Dương, đây là hệ núi già cổ sinh, ít có đỉnh núi vượt quá 2000m, việc giao thông giữa bờ biển phía đông và nội địa không có gì cản trở, Apalat giàu tài nguyên, đặc biệt là than đá, sắt, bôxit và kim loại màu.

Phía đông dãy Apalat là đồng bằng duyên hải ven Đại Tây Dương. Có nhiều vũng vịnh ăn sâu vào đất liền. Dải đồng bằng này là nơi cư trí đầu tiên của lớp người châu Âu di cư sang Bắc Mĩ. Mật độ dân cư khá cao. Vùng duyên hải có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Hoa Kì, nhiều trung tâm công nghiệp, khoa học, tài chính tạo thành dải siêu đô thị khổng lồ ven Đại Tây Dương.

106

Các sông ở đây ngắn nhưng có vai trò khá quan trọng. Khí hậu ấm, nhiệt độ trung bình tháng 7 ở Niu Iooc 230C, mùa đông tháng 1 từ -10C đến - 40C, lượng mưa 1000mm.

+ Miền trung là lãnh thổ của các đồng bằng.

Đây là vùng có tiềm năng nông nghiệp lớn nhất thế giới, dốc thoải từ tây bắc xuống đông nam. Phía tây là các đồi gò, ở chân Thạch Sơn có những đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi đại gia súc. Phía bắc đồng bằng đất không tốt. Phía nam đồng bằng nơi có hệ thống sông Mitxixipi và sông nhánh Mitxixipi, các nhánh sông khác, tạo nên mạng lưới giao thông đường sông quan trọng nhất Hoa Kì và là vùng đồng bằng phì nhiêu màu mỡ, hình thành vành đai nông nghiệp trù phú.Khí hậu ấm, lượng mưa gần 1000mm, càng lên phía bắc mưa càng ít. Đồng bằng trung tâm giàu tài nguyên: sắt, than đá, bôxit và đặc biệt là dầu mỏ. Ven vịnh Mêhicô là những túi dầu lớn nằm ở cửa sông Riô Granđê.

+ Miền tây: Là hệ thống núi Coocđie, gồm nhiều dải núi chạy song song ra sát bờ biển cao từ 2000m đến 4000m chạy từ biên giới Canađa đến Mêhicô, rộng gần 1700km2. Xen kẽ các dải núi là các cao nguyên và thung lũng, tập trung dân cư của miền tây Hoa Kì.

Khí hậu ấm, khô ráo, mưa nhiều. Càng đi vào phía đông lượng mưa càng giảm, khí hậu mang tính chất lục địa và bị các dãy núi ngăn chặn gió từ biển thổi vào

Miền Tây có hai sông lớn: Côlumbia ở phía bắc, Côlôrađô ở phiá nam, hai sông này đều bắt nguồn từ dãy Thạch Sơn đổ ra Thái Bình Dương.

Tài nguyên khoáng sản: kim loại màu quý hiếm (đồng, vàng, uranium…) nguồn năng lượng rất đáng kể, dầu, than và dự trữ thủy năng lớn. Diện tích rừng khá lớn.

+ Ngoài ba vùng chính trên Hoa Kì còn có một số vùng lãnh thổ tự nhiên đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế đất nước như:

Vùng Hồ lớn đóng vai trò quan trọng đối với nền nông nghiệp đất nước, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp quanh hồ.

Vùng đất Alatxca băng giá, có nhiều đỉnh núi cao nhất lục địa Bắc Mĩ, giàu tài nguyên, thuận lợi phát triển ngành công nghiệp khai thác (Quặng sắt, dầu mỏ, vàng), khai thác lâm sản.

107

Vùng đảo Haoai có nhiều phong cảnh đẹp phát triển du lịch và cây công nghiệp.

* Nhận xét

- Hoa Kì là đất nước tập trung nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế, đó là cơ sở vật chất góp phần không nhỏ giúp đất nước này nhanh chóng trở thành siêu cường quốc kinh tế.

- Tuy nhiên, vị trí địa lí của Hoa Kì cũng gặp không ít những khó khăn không nhỏ: bão lụt, động đất thiếu nước, tăng nguy cơ sa mạc hóa. Giàu tài nguyên nhưng do khai thác quá nhiều nên một số tài nguyên đã cạn kiệt và do trình độ khoa học ngày càng cao nên những ngành sản xuất truyền thống phụ thuộc vào tài nguyên đã giảm, vì vậy ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp ở vùng Đông Bắc. Hoa Kì ngày càng phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ bên ngoài.

3.4.2.2. Hoa kì đất nước của những người nhập cư

- Thành phần chủng tộc đa dạng

Cư dân Hợp Chủng Quốc Hoa Kì là sản phẩm tổng hợp của mọi nguồn gốc, dân tộc và màu da. Mỗi dân tộc đều mang theo phong tục tập quán riêng, giải quyết vấn đề này để hòa nhập cộng đồng là một vấn đề khó khăn không nhỏ.

Người da trắng chiếm tỉ lệ lớn nhất 80% dân số, người châu Phi chiếm 12% dân số, thổ dân chiếm tỉ lệ nhỏ bé và họ sống trong các vùng phía tây, hoang vu, đời sống khó khăn hơn. Dân nhập cư đã mang lại cho Hoa Kì nguồn lao động dồi dào, không tốn công đào tạo.

Hàng năm Hoa Kì tiếp nhận một số lượng lớn người nhâp cư đông nhất thế giới, chưa kể người nhập cư bất hợp pháp. Họ đã có nhiều biện pháp để hạn chế số lượng nhập cư (trừ nhập cư chất xám vẫn được khuyến khích).

- Phân bố dân cư thể hiện sự tương phản hai chiều Bắc - Nam và Đông - Tây. Mật độ dân số trung bình 25 - 30 người/km2. Miền đông có mật độ cao (đặc biệt các bang ven Đại Tây Dương) và phía nam Hồ Lớn mật độ trung bình 100 - 200 người/km2.. Vùng Tây, sâu trong nội điạ dân cư thưa thớt. Giữa Bắc và Nam, dân cư miền bắc đông hơn miền Nam. Vài thập kỉ gần đây, phân bố dân cư đã có sự thay đổi theo xu hướng giảm dần ở vùng Đông Bắc, tăng dần ở miền Nam và dải đồng bằng ven Thái Bình Dương.

108 - Quá trình đô thị hóa cao.

Dân sống ở thành phố chiếm tỉ lệ lớn: 77%. Đa số dân số Hoa Kì sống ở các thành phố nhỏ và trung bình. Mạng lưới đô thị dày đặc ở vùng duyên hải Đông Bắc: Bôtstơn, Philađenphia, Oasinhtơn, Niu Iooc, ven vịnh Mêhicô, ven Thái Bình Dương, xung quanh Hồ Lớn. Giải quyết các vấn đề xã hội luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền ở các đô thị này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.2.3. Hoa Kì siêu cường quốc

- Hoa Kì trở thành cường quốc kinh tế

Sự thịnh vượng của đất nước Hoa Kì được tiến triển trong điều kiện tài nguyên cực kì phong phú, hoàn cảnh lịch sử xã hội thuận lợi.

Cách mạng khoa học kĩ thuật lần I diễn ra trên thế giới đã tạo nên sự chuyển biến lớn trong công nghiệp.

Chính phủ luôn có những cải cách nhằm mục đích phát triển kinh tế, đối với ngoại thương thi hành “chính sách bảo trợ kinh tế” đặt hàng rào thế quan nặng nề, kiểm tra chất lượng hàng khắt khe để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.

Trong các cuộc chiến tranh, Hoa Kì trở thành hậu phương cung cấp vũ khí, hàng hóa cho toàn thế giới, nhờ đó Hoa Kì đã giàu nhanh chóng. Hoa Kì ra sức mở rộng mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự, chiếm thị trường thế giới. Với những ưu thế đó Hoa Kì đã phát triển nền sản xuất với quy mô dựa trên những tiến bộ hàng đầu về quản lí và công nghệ để tạo ra khối lượng sản phẩm dư thừa. Người Mĩ năng động và có óc thực tiễn cao nên nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế số 1.

3.4.2.4. Thể hiện của siêu cường

- Hoa Kì trở thành siêu cường quốc kinh tế Tổng GDP lớn nhất thế giới.

Hoa Kì đứng đầu thế giới về khối lượng công – nông nghiệp (khối lượng chung và tính theo đầu người).

Trong Cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất.

Trình độ kĩ thuật, công nghệ, quản lí, năng suất lao động cao. Tổ chức hợp lí. Nhiều tổ chức độc quyền, công ty siêu quốc gia nắm vị trí thống trị trong các ngành sản xuất và nổi tiếng thế giới.

109

Tốc độ tăng trưởng ổn định, cao, trừ một số năm bị khủng hoảng.

Đầu tư ra nước ngoài tăng, tỉ lệ đóng góp tài chính cho các tổ chức quốc tế lớn.

- Siêu cường đang bị cạnh tranh

Bước vào thế kỉ XXI Hoa Kì đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đó là cách thức về cạnh tranh thị trường, công nghệ, điều kiện làm việc, lao động, hệ thống tài chính, bạn hàng… ngày càng khó khăn hơn. Đặc biệt sau sự kiện 11/9/2001 nền kinh tế Hoa Kì rơi vào tình trạng suy thoái, cạnh tranh kinh tế ngày càng quyết liệt hơn.

- Sức mạnh kinh tế của Hoa Kì thể hiện ở tất cả các ngành

+ Công nghiệp: Nền công nghiệp của Hoa Kì phát triển trong điều kiện đặc biệt của lãnh thổ giàu tài nguyên, nguồn nhân lực dồi dào.

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 107)