C. Địa lí các chu vực châu phi
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
- Phạm vi: Phía đông tiếp giáp với biển Đỏ, vịnh Ađen và Ấn Độ Dương. Phía tây tiếp giáp với xứ Xudăng, ô Tây - Trung Phi và ô Nam Phi.
- Địa chất: Hình thành trên cơ sở nền Phi, do hoạt động tân kiến tạo nên hồi sinh lại.
- Địa hình: Có sự xen kẽ của các bề mặt san bằng, các cao nguyên dung nham, các đỉnh núi lửa và các thung lũng địa hào sâu.
1.2.1.1. Xứ Êtiôpi – Xômali
- Gồm 3 bộ phận cấu thành: sơn nguyên Etiôpi, bồn địa Apha, cao nguyên Xômali.
- Khí hậu: Thuộc đới gió mùa xích đạo. - Cảnh quan: 3 vành đai chính
+ Vành đai nóng: Phát triển rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng thưa, xavan và cây bụi. Rừng nhiệt đới ở Etiôpi là quê hương cây cà phê, vì thế đây là vùng trồng cà phê nhiều nhất châu Phi.
+ Vành đai ôn đới ẩm: Từ vành đai nóng đến độ cao 2.400m. + Vành đai lạnh: Nằm ở độ cao từ 2.500m trở lên.
29
1.2.1.2. Sơn nguyên Đông Phi
- Khí hậu: Gió mùa xích đạo
- Sông ngòi: Nhiều sông lớn như sông Nin, sông Côngô và nhiều sông nhỏ khác… các hồ là nguồn dự trữ nước bậc nhất thế giới.
- Cảnh quan: Cảnh quan ở Đông Phi rất phức tạp. Rừng nhiệt đới ẩm chỉ phân bố trên các sườn và thung lũng đón gió tây nam, ven hồ Victoria, quanh các núi Ruvengiooc, Keenia và Kilimangiarô, ở phía đông, rừng nhiệt đới chỉ gặp trong các thung lũng sông và các đảo ven bờ. Từ độ cao 1200m đến 2000m phát triển kiểu rừng gió mùa. Trên 5000m bắt đầu có đới tuyết và băng hà bao phủ quanh năm.