Các đới cảnh quan

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 49 - 51)

C. Địa lí các chu vực châu phi

2.4.3.Các đới cảnh quan

a. Đới đồng rêu (hay đài nguyên)

- Phạm vi: Rìa phía bắc đảo Xcăngdinavi và phía bắc lãnh thổ Nga. - Đặc điểm

+ Khí hậu: cực và cận cực.

45

+ Động vật: Nghèo về thành phần loài (thường gặp là chuột Lemmut). b. Đới rừng taiga hay rừng lá kim

- Phạm vi: Phần lớn đảo Xcăngdinavi, phần bắc đồng bằng Nga đến khoảng vĩ tuyến 56 - 570B.

- Đặc điểm

+ Khí hậu: Ôn đới lạnh.

+ Thực vật: Phổ biến Vân Sam châu Âu, thông, bạch dương, cây dương liễu… + Động vật: Phong phú, điển hình nai sừng tấm, sóc, thỏ nhát, chó sói, cáo, gấu nâu, gà lôi, cú mèo…

+ Điều kiện phát triển kinh tế: Chưa khai thác hết tiềm năng của vùng, còn bỏ hoang nhiều.

c. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng

- Phạm vi: kéo dài từ Tây Âu, Trung Âu và một phần ở Đông Âu. - Đặc điểm

+ Khí hậu: Ôn đới chuyển tiếp.

+ Thực vật: Gồm các loài lá nhọn như vân sam, thông, lãnh sam mọc xen với các loài lá rộng, phổ biến như sồi, cây dẻ rừng, tần bì, cây dẻ gai…

+ Động vật: Phong phú, thường gặp như nai sừng tấm, gấu nâu, linh miêu, chồn, chó sói, thỏ và nhiều loài chim như gõ kiến, vàng anh, gà rừng…

+ Thổ nhưỡng: đất potzon, đất rừng nâu xám.

+ Điều kiện phát triển kinh tế: Thuận lợi trồng trọt và phát triển chăn nuôi. d. Đới thảo nguyên rừng và thảo nguyên

- Phạm vi: Kéo dài từ vùng núi Cacpat cho đến phía nam dãy Uran và tiếp giáp với đới bán hoang mạc ở miền tây bắc biển Caxpi.

- Đặc điểm

+ Khí hậu: mang tính lục địa rõ rệt.

+ Thực vật: sồi, dẻ rừng, bạch dương, cỏ vũ mao, cỏ vũ mao lông dài và cỏ mục dịch.

+ Động vật: Nhiều loài động vật sống trong rừng như chồn, sóc, thỏ nâu và các loài chim nhỏ ăn sâu bọ, hoa quả (Đới thảo nguyên rừng). Các loài gặm nhấm, ăn cỏ, nhiều loài chuột và dê (Đới thảo nguyên).

46

+ Thổ nhưỡng: Đất rừng xám và đất đen rửa trôi (Đới thảo nguyên rừng). Đất secnodiom, đất hạt dẻ (Đới thảo nguyên).

+ Điều kiện phát triển kinh tế: Thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, do độ ẩm không đầy đủ và kém ổn định cần có biện pháp bảo vệ nước, phát triển tưới tiêu và chống xói mòn đất.

e. Đới hoang mạc và bán hoang mạc ôn đới

Ở châu Âu, đới này chiếm một diện tích nhỏ phân bố ở trên các vùng đất thấp ở phía bắc và phía tây bắc biển Caxpi.

f. Đới rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt

- Phạm vi: Phân bố chủ yếu ven bờ Địa Trung Hải. - Đặc điểm

+ Khí hậu: Cận nhiệt Địa Trung Hải. + Thực vật: Rừng và cây bụi.

+ Động vật: Phổ biến là loài bò sát. + Thổ nhưỡng: Đất nâu và đất nâu xám.

+ Đặc điểm phát triển kinh tế: có điều kiện trồng nhiều cây lương thực và cây ăn quả có giá trị.

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 49 - 51)