Đặc điểm dân cư – xã hội

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 40 - 43)

C. Địa lí các chu vực châu phi

1.5.2.Đặc điểm dân cư – xã hội

1.5.2.1. Dân cư

- Dân số cộng hoà Nam Phi: 43,58triệu (2003) tỉ lệ gia tăng tự nhiên 0,9%. Mật độ dân số 36 người/km2.

- Phân bố chủ yếu tại các trung tâm khai thác mỏ miền đông bắc, miền duyên hải phía đông và nam.

+ Cảng Keptao: Thành phố được xây dựng sớm nhất, là cửa ngỏ phía tây - nam đất nước.

+ Cảng Po Êlidabet: Cửa ngõ chính của miền nam đất nước. + Cảng Đuốc Ban: Cửa ngõ phía nam.

1.5.2.2. Thành phần dân tộc

Người da đen chiếm 60% dân số cả nước

Người da trắng chiếm 18% dân số cả nước, trong đó Hà Lan và Anh chiếm đại bộ phận (Sống ở các thành phố, trung tâm khai thác khoáng sản và vùng nông nghiệp trù phú)

Một số người châu Á: Arập, Trung Quốc, malaixia…. chiếm 3%.

Một số người lai: Chiếm khoảng 11% dân số, trong đó chủ yếu là người lai giữa Bor và người da đen 8% là các dân tộc khác.

1.5.2.3. Địa lí các ngành kinh tế

a. Đặc điểm kinh tế Nam Phi

Trước chiến tranh thế giới thứ 2 nền kinh tế Nam Phi vẫn còn ở trình độ thấp, chủ yếu là nơi cung cấp nguyên liệu khoáng sản và một số sản phẩm chăn nuôi, đồng thời là nơi tiêu thụ hàng hoá công nghiệp cho các nước.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Nam Phi tăng cường CNH- HĐH đất nước, chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay của nước ngoài, nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Châu Phi.

+ Sự thay đổi cơ cấu kinh tế: Dịch vụ 65,6%; CN-XD 31,2%; NN 3% (Năm 2000)

+ Thu nhập bình quân đầu người cao: 2.619,7 USD/ người (Năm 2001) + Trong công nghiệp xuất hiện nhiều ngành đòi hỏi hàm lượng KHKT cao, nhưng ngành khai thác vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong các mặt hàng xuất khẩu.

36

1.5.2.4. Địa lí các ngành kinh tế

a. Ngành công nghiệp

- Công nghiệp khai thác vẫn giữ vai trò quan trọng.

+ Khai thác vàng: Quan trọng nhất là mỏ vàng Vitratexrang, đứng thứ 2 là mỏ vàng Orangiơ, chiếm phần lớn số lượng công nhân nhưng chủ yếu nằm trong tay tư bản độc quyền. Sản lượng hàng năm đứng đầu thế giới, 4 tỉ USD (Năm 2002)

+ Khai thác kim cương: Quan trọng là mỏ Kimbơtli và khu mỏ Primiơ (Phía bắc thủ đô Prêtoria). Sản lượng đứng thứ 2 Châu Phi sau Côngô, nhưng chất lượng đứng đâù Châu Phi.

+ Nam phi cũng khai thác nhiều quặng sắt, kim loại màu: Crôm, Mangan, Cu, Chì, thiếc… đứng đầu Châu Phi về số lượng khai thác than đá, đứng đầu thế giới về khai thác Uraniom.

+ Các ngành kinh tế khác

Ngành luyện kim: Phát triển nhanh, phân bố ở Pretơria, Niwcatxơn…hàng năm sản lượng thép 14 triệu tấn, sản lượng gang 9 triệu tấn.

Ngành chế tạo cơ khí: Khá phát triển nhưng phụ thuộc nhiều vào các công ty tư bản nước ngoài về vốn và linh kiện lắp ráp, trong đó quan trọng nhất là sản xuất phương tiện giao thông vận tải, ôtô, máy bay, đầu máy toa xe lửa. Trung tâm lớn nhất là Grohanxebua.

Ngành công nghiệp dệt: Phát triển khá sớm, các trung tâm dệt lớn nhất gồm: Petơria, elidabet, Inlondon…

b. Ngành nông nghiệp

- Chủ yếu là đất thảo nguyên khô ráo, ven duyên hải đông nam và nam đất đai phì nhiêu, khí hậu cận nhiệt, thuận lơn cho phát triển ngành chăn nuôi và trồng trọt.

- Có 2 hình thức Sản xuất nông nghiệp

+ Trang trại, đồn điền được trang bị kĩ thuật hiện đại cho tư bản, địa chủ. + Khu vực cho người dân da đen (Kĩ thuật lạc hậu, thô sơ).

c. Ngành dịch vụ

- Cơ cấu ngoại thương có nhiều thay đổi, ngoài các mặt hàng xuất khẩu như: Vàng, kim cương, thịt… ngày nay còn nhiều sản phẩm của ngành công nghiệp nặng. Cơ cấu nhập khẩu: Ngoài lương thực tăng cường nhập máy móc, thiết bị công nghệ.

37

Chương 2: CHÂU ÂU MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sinh viên nắm được

- Các đặc điểm tự nhiên châu Âu.

- Đặc điểm địa lý nhân văn và sự phát triển kinh tế - xã hội. - Đặc điểm tự nhiên - dân cư - xã hội - kinh tế các khu vực.

2. Kỹ năng

- Đọc bản đồ tự nhiên châu Âu. Phân tích được các yếu tố tác động đến khí hậu.

- Phân tích các bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của các trạm thuộc đới khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới. Nhận xét biến trình nhiệt, lượng mưa mỗi trạm và giải thích biến trình đó.

- Giải thích được sự khác nhau về kinh tế giữa các nước Bắc Âu, Đông Âu và Nam Âu. NỘI DUNG A. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 2.1. Vị trí địa lí, hình dạng và giới hạn lãnh thổ 2.1.1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Vị trí Cực bắc: 71008’ mũi Noockin Cực Nam: 360 mũi Marôki Cực Tây : 9032’Tây mũi Rôca

Cực đông : 670 20’Đông chân núi phía đông vùng bắc Uran Diện tích Châu Âu 10.498.000 km2

Diện tích bằng 1/14 diện tích đất nổi trên trái đất, ¼ diện tích Châu Á.

Lãnh thổ chủ yếu nằm trong miền ôn đới, chỉ có phần bờ biển và các đảo phía bắc nằm trong miền hàn đới, cực nam có khí hậu cận nhiệt đới.

38

Có dạng một bán đảo. Đường bờ biển bị chia cắt mạnh, nhiều vịnh biển ăn sâu vào đất liền nên lãnh thổ có dạng lồi lõm rất phức tạp.

Hình 2.1. Lược đồ tự nhiên châu Âu

2.1.2. Giới hạn

Phía bắc: Biển Baren, Bắc Băng Dương, Biển cara, biển NaUy.

Phía tây: Giáp Đại Tây Dương, các biển và vịnh biển ven bờ (Biển Bantich, biển Măngsơ, vịnh Bixcai, vịnh Botni, vịnh Phần Lan).

Phía nam: Giáp ĐTH

Phía đông ngăn cách với Châu Á bởi dãy Uran.

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 40 - 43)