Cộng hòa Pháp

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 67 - 71)

C. Địa lí các khu vực châu âu

2.3.3.Cộng hòa Pháp

Diện tích: 551.500 km2 Dân số:64.981.267 (2018)

63 Thủ đô: Pari

GDP/người:36.854,97 USD (2016)

2.3.3.1. Đánh giá các điều kiện tự nhiên - xã hội của Cộng hòa Pháp a. Điều kiện tự nhiên

- Pháp là một quốc gia lớn ở Tây Âu, nằm ở phía tây lục địa châu Âu. Hình thái đất nước khá đều đặn, gần giống hình lục lăng. Tọa độ địa lí 4º30’ đến 52o vĩ bắc, 4o30’ T – 8o10’ Đ. Khoảng cách bắc – nam, đông – tây gần bằng nhau.

- Pháp có ba mặt giáp biển: Măngsơ, Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, lại có ba mặt giáp với nhiều khu công nghiệp của các nước phát triển: Rua (Tây Đức), vùng than đá, luyện kim của Bỉ và khu công nghiệp Bắc Italia. Vị trí này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

- Địa hình phong phú, có nhiều dạng khác nhau, đồng bằng cao nguyên chiếm đa số và cân đối (địa hình không cao chiếm 1/2 diện tích khoảng dưới 200m). Đồng bằng rộng lớn quan trọng nhất nước Pháp là bồn địa Pari (Bắc Pháp), một trong những khu vực nông nghiệp giàu có nhất EU, đồng bằng sông Garôn, đồng bằng sông Rôn. Miền núi trung tâm không cao, ở đây trồng lúa mì và chăn nuôi. Các núi trẻ nằm ở biên giới phía nam và đông nam (Pirênê, Jura, Anpơ).

Khí hậu nước Pháp ôn hòa hơn những nơi cùng vĩ độ vì có ba mặt giáp biển. Pháp có nhiều kiểu khí hậu: ôn đới hải dương, cận nhiệt địa trung hải, đó là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp khác nhau (phong phú, đa dạng) và phù hợp với sức khỏe con người. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 1 – 100C, tháng 7: 16 – 240C. Lượng mưa trung bình hàng năm 600 – 1000mm.

Pháp có nhiều sông ngòi nhưng ngắn, các sông này được nối với nhau bằng các hệ thống kênh đào. Các sông ở đây có giá trị thủy điện, tưới tiêu và giao thông vận tải. Sông Xen có giá trị nhiều mặt và là biểu tượng của nước Pháp. Sông Loa, sông Garôn và sông Rôn là những sông quan trọng.

Tài nguyên khoáng sản: than đá, quặng sắt tập trung ở vùng đông bắc. Bôxít có trữ lượng lớn tập trung ở miền nam, uranium ở vùng núi Trung tâm, kali, muối mỏ, vật liệu xây dựng…

64

Pháp được coi là nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất châu Âu. Những điều kiện thuận lợi đó đã đem đến cho Pháp khả năng phát triển kinh tế cao và toàn diện.

b. Dân cư và xã hội

Dân số không đông nhưng số người già nhiều, trẻ ít, tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp: 0,27% (2001) không đủ thế hệ thay thế. Mật độ dân số 104 người/km2. Trước đây dân cư tập trung ở vùng Đông Bắc, nay đã có sự phân bố lại, dòng người di chuyển xuống phía nam và sang phía tây, về nông thôn ngày càng nhiều. Người Pháp ít di cư. Ngược lại Pháp là nước nhập cư nhiều nhất châu Âu. Người Tây Ban Nha, Italia, Bắc Phi, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên… đến làm ăn sinh sống ở đây. Người Pháp chiếm 87% dân số cả nước, Arập 3%, Đức 2%, các dân tộc khác 8%. Giải quyết các mâu thuẫn của người nhập cư để họ có thể hòa nhập được vào nền văn hóa, kinh tế, xã hội Pháp cũng là một vấn đề khó khăn không nhỏ. Chính phủ Pháp đã có nhiều biện pháp để hạn chế người nhập cư. Người Pháp có trình độ văn hóa cao, có chính sách giáo dục bắt buộc, miễn phí 10 năm.

2.3.3.2. Đánh giá các điều kiện kinh tế của Cộng hòa Pháp a. Pháp - một cường quốc kinh tế ở châu Âu

Pháp bước vào con đường tư bản chủ nghĩa sớm. Giữa thế kỉ XIX, Pháp đứng thứ hai sau Anh về kinh tế và số thuộc địa chiếm được (chủ yếu ở Bắc Phi, Tây Phi và các nước Đông Dương). Sau đó nhịp độ phát triển có chậm đi do tổn thất trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, Chiến tranh thế giới lần thứ I và lần thứ II. Nền kinh tế Pháp cường thịnh từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Hiện nay Pháp là một trong bốn nền kinh tế lớn của EU, một thành viên trong nhóm G7. Tuy vậy nền kinh tế Pháp còn gặp nhiều khó khăn do biến động của nền kinh tế thế giới và một số vấn đề xã hội trong nước (việc làm, tình trạng hôn nhân, biểu tình, đình công…).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 1,2% (2002).Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 2,4%, công nghiệp: 24,8%, dịch vụ: 69,2% (2002).

b. Pháp là cường quốc công nghiệp với nhiều ngành nổi tiếng - Ngành công nghiệp

Các ngành công nghiệp truyền thống: luyện kim đen, màu (nhôm), máy móc thiết bị, công nghiệp thực phẩm (rượu nho, bơ, sữa, phomat), đồ trang sức, nước hoa, đồ chơi, đồ lưu niệm dệt nổi tiếng thế giới.

65

Các ngành công nghiệp hiện đại: sản xuất ôtô, máy bay, công nghệ thông tin, hóa dầu, thời trang…

Các xí nghiệp công nghiệp tập trung ở xung quanh Pari, miền đông bắc, Liông. Hiện nay công nghiệp phía nam còn phồn thịnh, đa dạng hóa các ngành.

- Ngành nông nghiệp:

Pháp là nước sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất EU với nền nông nghiệp thâm canh cao, năng suất lao động và hiệu quả cao. Tổ chức sản xuất theo các hình thức trang trại vừa và nhỏ.

Sản lượng lương thực 66 triệu tấn (2002) gồm lúa mì trồng nhiều ở bồn địa Pari, Akitanh và các vùng đất màu mỡ trồng kiều mạch ở miền Bắc, lúa mì đen, ngô ở vùng núi Trung tâm.

Cây ăn quả, rau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nông nghiệp Pháp, chiếm 10% giá trị sản phẩm nông nghiệp. Các vùng phía nam cung cấp khối lượng lớn các loại quả: nho 7 triệu tấn, táo 6 triệu tấn (2001). Cây công nghiệp quan trọng: củ cải đường trồng nhiều ở vùng lòng chảo Pari.

Pháp còn là nơi cung cấp sản phẩm chăn nuôi lớn của EU. Sản lượng đàn bò là: Bò: 20,5 triệu con, lợn (14,5 triệu con – 2002). Ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp rất phát triển - các sản phẩm như thịt, bơ, phomat, sữa chiếm 50% giá trị sản lượng nông nghiệp. Vùng chăn nuôi chính: Tây Bắc, Trung tâm, Bắc Pháp.

+ Du lịch - dịch vụ: ngành này chiếm 70% GDP. Hoạt động du lịch đóng góp cho ngân sách khoảng hơn 30 tỉ USD (2001) vì Pháp nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng: tháp Epphen với dòng sông Xen, Nhà thờ Đức Bà, bảo tàng Luvrê, điện Êlizê, Khải hoàn môn, thung lũng Loirơ ( khu vực lâu đài ), vùng Noócmăngđi, cảnh đẹp xứ Prôvăngxơ, núi AnPơ...

Cơ sở hạ tầng luôn được mở rộng và hiện đại hóa. Pháp có mật độ đường ôtô rất cao, tổng chiều dài 1 triệu km, vận chuyển 50% hàng hóa và 4/5 hành khách. Mạng lưới đường sắt dày đặc, tổng chiều dài 40.000km, luôn hiện đại hóa với tàu siêu tốc (TGV) tốc độ 300 – 400km/h, nhanh, êm và thuận lợi. Pháp một trong những nước nổi tiếng về đường thủy và hàng không. Hãng hàng không “Ari France” đứng thứ hai ở châu Âu.

66

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 67 - 71)