Khái quát về địa lý nhân văn và sự phát triển kinh tế xã hội Châu Âu

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 51 - 55)

C. Địa lí các chu vực châu phi

B.Khái quát về địa lý nhân văn và sự phát triển kinh tế xã hội Châu Âu

XÃ HỘI CHÂU ÂU

2.1. Dân Cư

Dân số châu Âu là 728 triệu người (2003)- Kể cả số dân của Liên Băng Nga thuộc châu Á. Mật độ trung bình 32 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều. Ở Bắc Âu mật độ trung bình là 54 người/km2. Trung Âu mật độ cao nhất, trung bình 167 người/km2. Nam Âu, mật độ trung bình 111 người/km2.

Trình độ đô thị hóa vào loại bậc nhất thế giới. Nếu như tỉ lệ dân thành thị của thế giới là 47% thì Bắc Âu là 83%, Đông Âu là 68%, Nam Âu 70% và Tây Âu là 78%. Bỉ là nước có dân số sống ở đô thị cao nhất đạt 97%.

Gia tăng tự nhiên thấp nhất thế giới. Tỉ lệ gia tăng toàn thế giới là 1,3% (2003) thì châu Âu chỉ 0,1%, song tỉ lệ gia tăng cũng không đều. Sự gia tăng tự nhiên thấp, nhưng tuổi thọ cao, tỉ lệ người già cao, tỉ lệ dân phụ thuộc lớn. Đó là khó khăn của nhiều nước châu Âu hiện nay.

47

2.2. Thành phần chủng tộc và tôn giáo

2.2.1. Thành phần chủng tộc

Tương đối ổn định. Toàn bộ cư dân châu Âu đều thuộc đại chủng tộc Ơrôpêoit hay người da trắng.

2.2.2. Tôn giáo

Hầu hết cư dân theo đạo Kito (hay còn gọi là Cơ đốc hoặc Gia tô giáo). Ngoài ra, một bộ phận dân cư một số ít quốc gia theo đạo Hồi phái Xunni như Anbani, Bôxnia - Hecxegovina.

Hình 2.4. Lược đồ phân bố mật độ dân số châu Âu

2.3. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội

Đa số các nước châu Âu có trình độ phát triển kinh tế cao, sản xuất khối lượng hàng hóa lớn, dịch vụ lớn nhưng không đồng đều giữa các quốc gia. Các

48

nước Tây Âu có trình độ phát triển cao (5 trong 8 nước G8) nhưng cũng có một số nước phát triển trung bình hoặc thấp.

Hình 2.5. Lược đồ phân bố nông nghiệp

Tăng trưởng kinh tế không đều qua các thời kì. Tăng cường triển khai duy trì và mở rộng các mối quan hệ theo hướng củng cố các thị trường đã có, tìm kiếm và khai thác thị trường mới.

Phân bố các khu công nghiệp không đồng đều, đang có sự thay đổi. Các khu công nghiệp ở các vùng yếu kém trước kia nay đã phồn thịnh và đa dạng hóa các ngành: Tây Nam Pháp, Nam Đức, Nam Italia…

Cơ cấu kinh tế thay đổi theo từng thời kì: Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 là ngành công nghiệp khai thác chiếm ưu thế. Đến cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX là các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao. Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX ngành du lịch đóng vai trò chủ yếu.

Châu Âu sản xuất nhiều sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh với các trung tâm khác, đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao. Đồng thời tập trung nhiều công ty siêu quốc gia, nhiều nhà băng lớn nỗi tiếng.

49

Châu Âu có đội ngũ cán bộ khoa học, công nhân kĩ thuật cao và lành nghề từ nhiều thế kỉ.

Ngành nông nghiệp đạt trình độ thâm canh cao, mặc dù đất đai không thuận lợi bằng nhiều nơi khác.

Châu Âu là một trong những khu vực có mạng lưới giao thông phát triển. Ngành du lịch là ngành mang lại hiệu quả cao với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như tháp Epphen, tháp Pida… với các phong cảnh đẹp thu hút khách du lịch: “Đêm trắng”, thành Vơnidơ, bãi biển đầy nắng gió (Italia).

Du lịch là ngành mang lại hiệu quả cao, với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như tháp Epphen (Pháp), tháp Pida (Italia)… phong cảnh đẹp thu hút khách du lịch: “đêm trắng”, thành Vơnidơ, bãi biển đầy nắng gió (Italia)… doanh thu từ ngành du lịch 235 tỉ USD.

50

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 51 - 55)