Khu vực Trung Mĩ và Caribê

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 116 - 118)

C. Địa lí các khu vực châu âu

3.4.2.Khu vực Trung Mĩ và Caribê

B. Đặc điểm địa lí nhân văn và sự phát triển kinh tế xã hội

3.4.2.Khu vực Trung Mĩ và Caribê

3.4.2.1. Sơn nguyên Mêhicô và eo đất Trung Mĩ

Là vùng tận cùng phía nam hệ thống Coocdie, địa hình bao gồm sơn nguyên ở giữa với các dãy núi cao bao quanh. Đó là các dãy Xiera Mađre Đông và Xiera

112

Mađre Tây. Sơn nguyên Mêhicô có độ cao trung bình từ 1500m (phía bắc) đến 2000m phía nam. Các dãy núi phía đông và phía tây cao trên 3000m, dãy núi phía nam cao 5000m và có nhiều núi lửa hoạt động. Xen kẽ là các cao nguyên bồn đại rộng lấp đầy bazan. Đây là vùng đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc.

Eo đất Trung Mĩ gồm hai phần: núi và đồng bằng. Phần núi ở phía tây và tây nam, phần lớn chạy theo hướng tây bắc - đông nam hoặc tây - đông. Độ cao từ 3000 đến 4000m.

Khí hậu và cảnh quan phân hóa sâu sắc giữa phần bắc và nam. Phần bắc và tây bắc của sơn nguyên Mêhicô có khí hậu nhiệt đới khô. Lượng mưa chỉ khoảng 100 - 150mm/năm. Nhiệt độ tháng 7 có khi tới 400C dù ở độ cao trên 1000m và ở đây phát triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc. Loài cây đặc trưng nhất ở đây là xương rồng với 500 loài, dứa Mĩ 140 loài và một số cây chịu hạn khác.

Từ trung tâm sơn nguyên Mêhicô đến Panama, khí hậu ẩm ướt hơn và có sự phân biệt giữa sườn đông và sườn tây. Sườn đông đón gió đông bắc qua biển nên mưa rất nhiều 1200 - 1500mm ở phía bắc đến 4000mm và cao hơn ở phía nam. Sườn tây có các trị số tương ứng là 1000 và 17000mm. Do điều kiện khí hậu như vậy nên sườn đông Trung Mĩ và Mêhicô có rừng nhiệt đới ẩm, sườn tây và những nơi khuất gió là xavan và xavan cây bụi.

Sơn nguyên Mêhicô có nhiều khoáng sản như vàng, bặc, quặng đá kim loại, thủy ngân, manga, dầu mỏ… Vùng phía đông Mêhicô và các nước Trung Mĩ khác có nhiều rừng nhiệt đới. Hiện nay, đã được thay thế bởi các đồn điền trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.

3.4.2.2. Quần đảo Tây Ấn

Là quần đảo ngăn cách vịnh Mêhicô và biển Caribê với Đại Tây Dương. Gồm các đảo có nguồn gốc, lục địa, núi lửa và san hô.

Tây Ấn có khí hậu nhiệt đới nóng. Ở vùng thấp, biên độ nhiệt năm không đáng kể (chưa tới 50C). Chỉ phía bắc Cuba còn chịu ảnh hưởng của các khối không khí lạnh vào mùa đông và nhiệt độ có thể giảm xuống đến 10 - 120C. Mưa chủ yếu vào mùa hạ do gió mậu dịch đông bắc mang đến. Mùa đông, do ảnh hưởng áp cao nên lượng mưa giảm đi nhiều mặc dù khô hạn không xảy ra. Sườn đông và đông

113

bắc của các dãy núi mưa đến 3000mm/năm, những vùng nội địa và sườn tây nam mưa không đến 1000mm/năm. Mùa thu trên đảo thường có khí xoáy nhiệt đới, liên quan đến vùng áp cao dịch chuyển về phía nam. Các khí xoáy này thể hiện dưới dạng những cơn bão mạnh, gây tác hại lớn đối với dân cư.

Các đảo lớn của Tây Ấn có mạng lưới sông dày nhưng ngắn. Sông lớn nhất ở Cuba dài không quá 250km.

Thực vật rừng nhiệt đới ẩm chỉ còn lại một vài nơi trên núi, còn lại là các đồn điền trồng cây nhiệt đới. Nơi ít ẩm hơn thì có rừng gió mùa. Vùng nội địa phổ biến là xavan với cọ, phía nam là các loài cây chịu hạn: trinh nữ gai, xương rồng, thầu dầu… Rừng trên núi có nhiều dương xỉ thân gỗ, thông bách tán, nguyệt quế… Một vài nơi có cây rụng lá (hồ đào hamaica). Trên núi cao (trên 2300m) phổ biến các loài cây bụi như thông, liễu lùn và một vài mảnh đồng cỏ. Hệ động vật ở Tây Ấn nghèo hơn lục địa. Trên các đảo gặp một số đại diện các loài có túi như chuột oppossum, thỏ vàng, gấu trúc. Ngoài ra còn có nhiều bò sát như thằn lằn, kì đà,rắn độc đầu nhọn…

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 116 - 118)