Tây và Trung Âu

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 62 - 67)

C. Địa lí các khu vực châu âu

2.3.Tây và Trung Âu

2.3.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên

Tây và Trung Âu là một xứ tự nhiên rộng lớn, nhưng trong sự phân hóa thiên nhiên, có thể phân chia thành hai miền khác nhau.

58

- Miền đồng bằng và núi thấp Tây và Trung Âu

Miền này bao gồm lãnh thổ các nước Anh, Ailen, Bỉ, Hà Lan, Đức, Ba Lan và Cộng Hòa Séc.

Toàn miền được hình thành trên đới uốn nếp Cổ Sinh, chịu quá trình san bằng lâu dài nên có bề mặt tương đối phẳng. Đến cuối Tân Sinh, do ảnh hưởng của vận động tân kiến tạo, toàn miền được nâng lên và dứt gãy, làm cho địa hình chia cắt mạnh. Các khu vực nâng lên mạnh nhất tạo thành các núi trung bình và núi thấp như khối Trung tâm Pháp, núi Giura, Vôgiơ ở đông nam Pháp, các dãy núi Quặng, núi Xuyđét ở biên giới Séc - Ba Lan, rừng Bôhem ở tây nam Séc - giáp giới với Đức và các núi Grempiam, Pennin và Cambri ở Anh…

Các vùng nâng lên chủ yếu tạo thành các đất cao như vùng Nóocmanđi, bán đảo Brơtan (Pháp), các đất cao ở Ailen… Các chổ lún được bồi trần tích biển tạo thành nhiều đồng bằng có dạng bồi địa như: đồng bằng Akitanh (tây nam Pháp ), thung lũng thượng sông Rainơ được hình thành trong một địa hào sâu bồi trần tính biển, đầm hồ và trên mặt là phù sa sông hiện đại. Ngoài ra, còn có nhiều đồng bằng thung lũng dọc theo các sông.

Miền đồng bằng và núi thấp ở Trung và Tây Âu nằm tiếp cận với Đại Tây Dương nên khí hậu quanh năm ấm, ẩm ướt và ôn dịu. Trên các đảo về mùa đông ấm, nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 10C đến 60C và thường có nhiều sương mù. Về mùa hạ mát nhiệt độ trung bình tháng 7 thay đổi từ 160C - 200C. Lượng mưa trung bình năm tương đối nhiều, từ 600 – 1000mm trên các đồng bằng đến 2000 – 3000mm trên các sườn đón gió. Điều kiện khí hậu mát và ẩm, rất thuận lợi cho rừng và đồng cỏ phát triển. Ở Anh và Ailen do có mưa và sương mù nhiều, độ ẩm luôn luôn cao nên các đồng cỏ chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ và xanh tốt quanh năm, còn rừng bị khai thác lâu đời nên hiện nay độ che phủ còn khoảng 9%. Các vùng trên lục địa khác với vùng đảo ở độ ẩm vừa phải nên rừng lá rộng chiếm ưu thế. Trước đây, Khi chưa bị khai thác, rừng bao phủ hầu như khắp mọi nơi, nhất là trên các vùng đồi núi. Bởi vậy, nhiều đồi núi ở Trung Âu đều có tên là “rừng” như: Rừng Bôhem, Rừng Đen, Rừng Tuyranh v.v… Các đồng bằng ven biển, ngoài rừng còn có các đồng cỏ rộng. Dưới rừng và đồng cỏ hình thành đất rừng xám và đất rừng nâu rửa trôi. Đây là những loại đất giàu mùn, độ phì cao.

59 - Miền núi Anpơ - Cacpat - Bancăng

Là một miền tự nhiên rộng lớn, bao gồm các dãy núi cao và các đồng bằng bồi tụ nằm xen vào nhau. Các đơn vị chính là dãy Anpơ, đồng bằng sông Pô, dãy Cacpat và Bancăng với các đồng bằng Trung và Hạ lưu sông Đanuyp.

Toàn bộ khu vực được hình thành trong giai đoạn tạo núi Tân Sinh, trong đó các dãy núi là bộ phận được nâng lên mạnh, còn các đồng bằng là khu vực bị lún xuống, được bồi trầm tích dày với nhiều nguồn gốc và tuổi khác nhau.

Vùng núi Anpơ bao gồm hệ thống núi Anpơ, núi Giura, các cao nguyên trước núi nằm ở phía bắc Anpơ và đồng bằng sông Pô ở phía nam. Miền núi Anpơ thuộc phạm vi lãnh thổ của Thụy Sĩ, Áo, Liên bang Đức, Pháp và Italia. Các nhánh phía đông còn kéo dài sang Hungari, Xlôvênia, Crôaxia.

Dãy Anpơ là đơn vị sơn văn chủ yếu của miền núi Anpơ kéo dài từ bờ biển Liguri đến đông bằng trung lưu Đanuyp hơn 1200km, tạo thàng một vòng cung lớn. Bộ phận địa hình núi cao nhất là khối Mông Blăng (4.807m) và vùng Anpơ Thụy Sĩ với nhiều đỉnh cao trên 4000m. Trên các núi cao có băng tuyết bao phủ quanh năm.

Anpơ là hệ thống núi phức tạp với nhiều dãy núi và khối núi phân cách với nhau bởi nhiều thung lũng dọc và thung lũng ngang. Nhờ vậy, việc đi lại tương đối dễ dàng.

Vùng Anpơ nằm trong đới khí hậu ôn đới, nhưng ở phía tây chịu ảnh hưởng của biển và gió tây nên hàng năm có mưa nhiều và độ ẩm cao, nhất là các sườn phía tây và tây bắc. Lượng mưa trung bình năm đạt tới 2000 – 2500m. Điều kiện khí hậu và cảnh quan ở đây thay đổi theo các đai cao. Dưới thấp, cho tới độ cao 800 - 1000m thuộc khí hậu ôn đới ấm và ẩm, phát triển rừng lá rộng. Trong rừng có sồi, dẻ, dẻ gai và thông. Ngày nay, phần lớn đất đai thuộc vành đai này đã được khai phá để trồng trọt. Lên cao hơn, từ 1000 - 1800m, thuộc kiểu khí hậu ẩm và lạnh, rừng lá rộng được thay thế bởi rừng hỗn hợp và sau đó là rừng lá kim. Trong vành đai này rừng được bảo vệ khá tốt. Từ 1800 - 2300m khí hậu trở nên giá buốt, phát triển cây bụi và đồng cỏ núi cao. Đây là đồng cỏ chăn thả súc vật về mùa hạ rất tốt, dân địa phương thường gọi là “anpi”. Từ 2300 - 2500m trở lên thuộc đới băng tuyết vĩnh viễn. Các băng hà lớn có thể trườn xuống thấp tới độ cao từ 1500 - 1100m trên mực nước biển.

60

Nhờ có mưa và nguồn nước tuyết và băng hà cung cấp, mạng lưới sông vùng núi Anpơ khá phát triển và có nhiều nước. Các sông có nhiều thác ghềnh nên có dự trữ thủy năng khá lớn. Đến nay, các nước Pháp, Italia, Thụy Sĩ, Áo và Đức đều đã xây dựng các trạm thủy điện ở vùng núi này.

Vùng Cacpat Bancăng bao gồm cả các đồng bằng Trung và Hạ lưu sông Đanuyp. Toàn vùng thuộc phạm vi lãnh thổ của Xlôvakia, Hungari, Xecbi - Môntênêgrô, Rumani, Bungari.

Cacpat Bancăng là một hệ thống núi liên tục kéo dài hơn 2000km. Hai dãy núi này phân cách với nhau bởi hẻm sông Đanuyp rất sâu và hẹp (150m) được gọi là “cửa sắt”. Độ cao trung bình của các dãy núi từ 1000 - 1500m. Đỉnh cao nhất chỉ trên 2500m, vì thế ở Cacpat không có vành đai tuyết vĩnh viễn và băng hà núi như núi Anpơ, mà ở đây chỉ gặp một vài vệt tuyết phủ nhỏ trên các đỉnh núi cao.

Dãy Cacpat có dạng một cánh cung quay lưng về phía đông nam, ôm lấy sơn nguyên Tơrăngxinvani và đồng bằng Trung lưu Đanuyp ở phía tây.

Dãy Bancăng chạy theo hướng gần như tây đông và phân cách với dãy Cacpat bởi đồng bằng hạ lưu Đanuyp. Các đồng bằng Trung và Hạ lưu Đanuyp được hình thành trên miền võng sụt giữa núi với trầm tích nguồn gốc biển, sông, hồ và có chứa nhiều dầu và khí đốt.

Đồng bằng trung lưu Đanuyp chia làm hai bộ phận: nửa phía đông thấp và bằng phẳng, gọi là đồng bằng Hungari, còn nửa phía tây cao hơn thuộc kiểu đồng bằng đồi, có hồ Balatôn nổi tiếng, nơi tập trung nhiều nhà nghỉ và nhiều nhà điều dưỡng lớn nhất Hungari. Đồng bằng Hạ lưu Đanuyp hay còn gọi là đồng bằng Valasi có bề mặt dốc thoải từ dãy Cacpat xuống thung lũng sông và bị các phụ lưu của Đanuyp chia cắt mạnh. Phần đồng bằng thấp và bằng phẳng nhất nằm dọc theo hai bờ sông từ 20 - 25km.

Điều kiện khí hậu vùng núi Cacpat mang tính lục địa rõ hơn vùng núi Anpơ. Trên các vùng núi, lượng mưa hàng năm từ 800 - 1000mm, còn trên các đồng bằng và vùng núi phía đông chỉ từ 300 - 400mm. Sông lớn và quan trọng nhất vùng là sông Đanuyp. Đanuyp ngày nay trở thành con sông quốc tế quan trọng của nhiều nước ở Trung và Nam Âu. Trên hai bờ sông có nhiều thành phố và thủ đô của các

61

nước như Viêng, Bratixlava, Buđapet, Bêôgrat, Braina... Các sông trong miền có dự trữ thủy năng phong phú.

Vùng núi Cacpat nằm trong các đới rừng lá rộng, thảo nguyên rừng và thảo nguyên, đồng thời đây cũng là khu vực có độ che phủ rừng còn khá cao. Hiện nay rừng vẫn còn được bảo tồn khá tốt trên độ cao từ 600 - 1500m ở sườn bắc và 800 - 1000m trở nên ở sườn phía nam. Trên các đồng bằng phát triển thảo nguyên rừng và thảo nguyên với đất rừng xám và đất đen màu mỡ.

2.3.2. Khái quát dân cư, văn hóa và tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Tây và Trung Âu là khu vực tập trung nhiều cường quốc công nghiệp (Anh, Pháp, Đức), nhiều nước có trình độ phát triển kinh tế và đời sống nhân dân cao (GDP/ người vào loại cao nhất thế giới như Lucxembua, Thụy Sĩ) và một số nước trước đây nguyên là xã hội chủ nghĩa như Hungari, Xlovakia, Sec, Bungari, Rumani, Ba Lan... Tây Âu có vai trò to lớn trong đời sống chính trị, văn hóa của thế giới. Nơi đây diễn ra các hội nghị quốc tế trong nhiều thập kỉ (hội nghị Pôxđam – 1945, hội nghị Giơnevơ – 1954 lập lại hòa bình ở Đông Dương, hội nghị hòa bình Pari – 1972 buộc Mĩ ngừng chiến tranh không quân trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam, hội nghị Pari về Campuchia – 1991)... Tây Âu là nơi đặt các trụ sở của các tổ chức quốc tế (UNESCO, FAO...). Trong các nước châu Âu, Tây Âu là khu vực tương đối đông dân, nhất là Đức (82,1 triệu người), Pháp (59,1 triệu người), Hà Lan (16 triệu người), Bỉ (10 triệu người) – 2001. Các nước này có tỉ lệ sinh thấp nhưng quá trình đô thị hóa cao, dân thành phố chiếm tới 70 – 80% dân số với mạng lưới thành phố dày đặc, các trung tâm công nghiệp đồ sộ, các siêu thị sầm uất đông dân ở Tây Đức, Đông Nam Anh, Bỉ, Hà Lan, Bắc Pháp, hạ lưu sông Xen (xung quanh Pari), vùng Xilêdi thượng, Kracốp, Vácxava (Ba Lan),... Hiện nay đang có sự thay đổi dòng người từ thành phố trở về nông thôn ngày càng nhiều. Một số nước Tây Âu có nhiều kiều dân nước ngoài đến sinh sống (Pháp, Đức). Đây cũng là vấn đề quan tâm của các nước Tây Âu.

Về văn hóa và khoa học, Tây Âu đã góp phần xứng đáng của mình trong lịch sử khoa học thế giới, thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu nói chung và Tây Âu nói riêng lên một bước mới (với các chương trình liên kết khoa học và kinh tế - Euroka).

62

Các nước xã hội chủ nghĩa cũ sau thời kì chậm phát triển của thập kỉ 90 sang năm 2000 và đầu thế kỉ XXI đã đạt mức tăng trưởng khá, ổn định và đi lên (phần lớn các nước này là ứng cử viên của EU và trong nhóm Visegrat).

Công nghiệp ở các nước Tây Âu phát triển, đặc biệt là các công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện tử, hóa dầu, sản xuất máy bay, ôtô…). Bên cạnh đó vẫn phát triển các ngành truyền thông: điện, than, luyện kim, công nghiệp thực phẩm (chế biến các sản phẩm công nghiệp: bơ, sữa, phomat, rượu vang, hoa quả).

Nông nghiệp đạt trình độ thâm canh cao, mặt dù đất đai không thuận lợi (trừ Pháp), nhưng năng suất, sản lượng cao. Phía bắc đồng bằng Tây Âu trồng lúa mạch, khoai tây. Phía nam trồng lúa mì ( sản lượng lương thực của Pháp: 60,5 triệu tấn, Đức: 50 triệu tấn, Hà Lan: 17 triệu tấn, Thụy Sĩ: 11 triệu tấn – 2001).Các cây trồng khác như củ cải đường và cây ăn quả khá nhiều. Ven biển Bắc (Hà Lan) có ngành trồng hoa xuất khẩu nổi tiếng thế giới. Tây Âu có ngành chăn nuôi phát triển (bò thịt và sữa) năng suất cao (8.000 – 9.000 lít sữa/con/năm). Pháp: 20,5 triệu con bò, Đức: 14,5 triệu con, Hà Lan: 4 triệu con (2001); chăn nuôi lợn: Đức: 25,7 triệu con, Pháp: 14,6 triệu con, Hà Lan: 12,8 triệu con (2001). Ngoài còn nuôi dê, gia cầm…

Ngành dịch vụ phát triển mạnh ở Tây Âu chiếm 60 – 70% tổng thu nhập quốc dân. Cơ sở hạ tầng hiện đại (với nhiều loại hình giao thông phục vụ đắc lực cho đời sống nhân dân và nền kinh tế khu vực). Nhiều hải cảng nổi tiếng thế giới: Amxtecđam, Macxây, Hămbuôc, Năngtơ, Bôcđô, Livơpun, Manchetxtơ, Luân Đôn… Tây Âu có nhiều phong cảnh hữu tình, nhiều lâu đài cổ kính (tháp Epphen, nhà thờ Đức bà, cung điện Êlidê - Pháp, cối xay gió - Hà Lan, tháp truyền hình Hămbuôc, hồ Giơnevơ, núi Anpơ, tháp đồng hồ Big Ben, Cung điện Bấckingham (Anh), Buđapet, hồ Balaton (Hungari), Viện Bảo tang Mari Quyri, thành phố Cracôp (Ba Lan)…. Đây là những điểm du lịch hấp dẫn, một nguồn thu ngoại tệ lớn với nhiều nước. Doanh thu từ du lịch của nước Anh: 20 tỉ USD, Pháp: 30 tỉ USD, Đức: 18 tỉ USD, Áo: 11 tỉ USD, Thụy Sĩ: 8 tỉ,…

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 62 - 67)