Sông ngòi và hồ

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 49)

C. Địa lí các chu vực châu phi

2.4.Sông ngòi và hồ

2.4.1. Đặc điểm chung

- Sông ngòi phát triển và phân bố đều (Sông Danuyp, sông Loa, sông Rôn, sông Ôdơ, sông Vônga…).

- Các sông đều ngắn và lưu vực sông thấp.

- Đường phân thuỷ giữa các lưu vực sông thấp. Đây là điều kiện xây dựng các kênh đào nối liền các sông với nhau.

- Các sông trẻ, nhiều thác ghềnh.

- Hồ chủ yếu có nguồn gốc băng hà đệ tứ.

2.4.2. Hồ

Phân bố không đều nhưng có giá trị lớn về giao thông, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, khai thác du lịch.

2.4.3. Các đới cảnh quan

a. Đới đồng rêu (hay đài nguyên)

- Phạm vi: Rìa phía bắc đảo Xcăngdinavi và phía bắc lãnh thổ Nga. - Đặc điểm

+ Khí hậu: cực và cận cực.

45

+ Động vật: Nghèo về thành phần loài (thường gặp là chuột Lemmut). b. Đới rừng taiga hay rừng lá kim

- Phạm vi: Phần lớn đảo Xcăngdinavi, phần bắc đồng bằng Nga đến khoảng vĩ tuyến 56 - 570B.

- Đặc điểm

+ Khí hậu: Ôn đới lạnh.

+ Thực vật: Phổ biến Vân Sam châu Âu, thông, bạch dương, cây dương liễu… + Động vật: Phong phú, điển hình nai sừng tấm, sóc, thỏ nhát, chó sói, cáo, gấu nâu, gà lôi, cú mèo…

+ Điều kiện phát triển kinh tế: Chưa khai thác hết tiềm năng của vùng, còn bỏ hoang nhiều.

c. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng

- Phạm vi: kéo dài từ Tây Âu, Trung Âu và một phần ở Đông Âu. - Đặc điểm

+ Khí hậu: Ôn đới chuyển tiếp.

+ Thực vật: Gồm các loài lá nhọn như vân sam, thông, lãnh sam mọc xen với các loài lá rộng, phổ biến như sồi, cây dẻ rừng, tần bì, cây dẻ gai…

+ Động vật: Phong phú, thường gặp như nai sừng tấm, gấu nâu, linh miêu, chồn, chó sói, thỏ và nhiều loài chim như gõ kiến, vàng anh, gà rừng…

+ Thổ nhưỡng: đất potzon, đất rừng nâu xám.

+ Điều kiện phát triển kinh tế: Thuận lợi trồng trọt và phát triển chăn nuôi. d. Đới thảo nguyên rừng và thảo nguyên

- Phạm vi: Kéo dài từ vùng núi Cacpat cho đến phía nam dãy Uran và tiếp giáp với đới bán hoang mạc ở miền tây bắc biển Caxpi.

- Đặc điểm

+ Khí hậu: mang tính lục địa rõ rệt.

+ Thực vật: sồi, dẻ rừng, bạch dương, cỏ vũ mao, cỏ vũ mao lông dài và cỏ mục dịch.

+ Động vật: Nhiều loài động vật sống trong rừng như chồn, sóc, thỏ nâu và các loài chim nhỏ ăn sâu bọ, hoa quả (Đới thảo nguyên rừng). Các loài gặm nhấm, ăn cỏ, nhiều loài chuột và dê (Đới thảo nguyên).

46

+ Thổ nhưỡng: Đất rừng xám và đất đen rửa trôi (Đới thảo nguyên rừng). Đất secnodiom, đất hạt dẻ (Đới thảo nguyên).

+ Điều kiện phát triển kinh tế: Thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, do độ ẩm không đầy đủ và kém ổn định cần có biện pháp bảo vệ nước, phát triển tưới tiêu và chống xói mòn đất.

e. Đới hoang mạc và bán hoang mạc ôn đới

Ở châu Âu, đới này chiếm một diện tích nhỏ phân bố ở trên các vùng đất thấp ở phía bắc và phía tây bắc biển Caxpi.

f. Đới rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt

- Phạm vi: Phân bố chủ yếu ven bờ Địa Trung Hải. - Đặc điểm

+ Khí hậu: Cận nhiệt Địa Trung Hải. + Thực vật: Rừng và cây bụi.

+ Động vật: Phổ biến là loài bò sát. + Thổ nhưỡng: Đất nâu và đất nâu xám.

+ Đặc điểm phát triển kinh tế: có điều kiện trồng nhiều cây lương thực và cây ăn quả có giá trị.

B. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ NHÂN VĂN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CHÂU ÂU XÃ HỘI CHÂU ÂU

2.1. Dân Cư

Dân số châu Âu là 728 triệu người (2003)- Kể cả số dân của Liên Băng Nga thuộc châu Á. Mật độ trung bình 32 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều. Ở Bắc Âu mật độ trung bình là 54 người/km2. Trung Âu mật độ cao nhất, trung bình 167 người/km2. Nam Âu, mật độ trung bình 111 người/km2.

Trình độ đô thị hóa vào loại bậc nhất thế giới. Nếu như tỉ lệ dân thành thị của thế giới là 47% thì Bắc Âu là 83%, Đông Âu là 68%, Nam Âu 70% và Tây Âu là 78%. Bỉ là nước có dân số sống ở đô thị cao nhất đạt 97%.

Gia tăng tự nhiên thấp nhất thế giới. Tỉ lệ gia tăng toàn thế giới là 1,3% (2003) thì châu Âu chỉ 0,1%, song tỉ lệ gia tăng cũng không đều. Sự gia tăng tự nhiên thấp, nhưng tuổi thọ cao, tỉ lệ người già cao, tỉ lệ dân phụ thuộc lớn. Đó là khó khăn của nhiều nước châu Âu hiện nay.

47

2.2. Thành phần chủng tộc và tôn giáo

2.2.1. Thành phần chủng tộc

Tương đối ổn định. Toàn bộ cư dân châu Âu đều thuộc đại chủng tộc Ơrôpêoit hay người da trắng.

2.2.2. Tôn giáo

Hầu hết cư dân theo đạo Kito (hay còn gọi là Cơ đốc hoặc Gia tô giáo). Ngoài ra, một bộ phận dân cư một số ít quốc gia theo đạo Hồi phái Xunni như Anbani, Bôxnia - Hecxegovina.

Hình 2.4. Lược đồ phân bố mật độ dân số châu Âu

2.3. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội

Đa số các nước châu Âu có trình độ phát triển kinh tế cao, sản xuất khối lượng hàng hóa lớn, dịch vụ lớn nhưng không đồng đều giữa các quốc gia. Các

48

nước Tây Âu có trình độ phát triển cao (5 trong 8 nước G8) nhưng cũng có một số nước phát triển trung bình hoặc thấp.

Hình 2.5. Lược đồ phân bố nông nghiệp

Tăng trưởng kinh tế không đều qua các thời kì. Tăng cường triển khai duy trì và mở rộng các mối quan hệ theo hướng củng cố các thị trường đã có, tìm kiếm và khai thác thị trường mới.

Phân bố các khu công nghiệp không đồng đều, đang có sự thay đổi. Các khu công nghiệp ở các vùng yếu kém trước kia nay đã phồn thịnh và đa dạng hóa các ngành: Tây Nam Pháp, Nam Đức, Nam Italia…

Cơ cấu kinh tế thay đổi theo từng thời kì: Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 là ngành công nghiệp khai thác chiếm ưu thế. Đến cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX là các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao. Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX ngành du lịch đóng vai trò chủ yếu.

Châu Âu sản xuất nhiều sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh với các trung tâm khác, đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao. Đồng thời tập trung nhiều công ty siêu quốc gia, nhiều nhà băng lớn nỗi tiếng.

49

Châu Âu có đội ngũ cán bộ khoa học, công nhân kĩ thuật cao và lành nghề từ nhiều thế kỉ.

Ngành nông nghiệp đạt trình độ thâm canh cao, mặc dù đất đai không thuận lợi bằng nhiều nơi khác.

Châu Âu là một trong những khu vực có mạng lưới giao thông phát triển. Ngành du lịch là ngành mang lại hiệu quả cao với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như tháp Epphen, tháp Pida… với các phong cảnh đẹp thu hút khách du lịch: “Đêm trắng”, thành Vơnidơ, bãi biển đầy nắng gió (Italia).

Du lịch là ngành mang lại hiệu quả cao, với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như tháp Epphen (Pháp), tháp Pida (Italia)… phong cảnh đẹp thu hút khách du lịch: “đêm trắng”, thành Vơnidơ, bãi biển đầy nắng gió (Italia)… doanh thu từ ngành du lịch 235 tỉ USD.

50

C. ĐỊA LÍ CÁC KHU VỰC CHÂU ÂU 2.1. Bắc Âu 2.1. Bắc Âu

2.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên

- Phạm vi: Toàn bộ đảo Xcanđinavi.

- Địa chất: Hình thành trên cơ sỏ khiên Bantich và các cấu trúc uốn nếp Calêđôni, sau đó chịu ảnh hưởng mạnh của giai đoạn băng hà Đệ Tứ.

- Địa hình: Gồm 2 miền rõ rệt.

+ Miền đồng bằng phía đông và đông nam: Đây là bộ phân nâng lên yếu, gồm những vùng đồi lượn song, cao trung bình từ 200 - 600m trên mực nước biển.

+ Miền núi Xcanđinavi được nâng lên mạnh nên có độ cao trung bình từ 1.200 - 1.400m.

- Khí hậu: Ôn đới lạnh và ẩm ướt.

- Cảnh quan: Phát triển rừng lá kim (ở đây thuộc rừng lá kim tối).

2.1.2. Khái quát về dân cư, văn hóa và tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Bắc Âu là khu vực có nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân cao, cuộc sống thanh bình. Người dân điềm đạm, trầm tĩnh. Dân số ít (Phần Lan: 5,18 triệu người, Aixơlen: 284 nghìn người, Na Uy: 4,25 triệu người, Thụy Điển: 8,89 triệu người - 2002). Tỉ lệ tăng tự nhiên rất thấp, mặc dù nhà nước đã đề ra nhiều biện pháp khuyến khích sinh đẻ, trẻ em ra đời được sự chăm sóc đầy đủ của gia đình và xã hội.

Đối với văn hóa chung của nhân loại, các dân tộc Bắc Âu đóng góp phần rất xứng đáng (mang màu sắc riêng, ít pha trộn). Các nước Bắc Âu có những tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới của Hanrich Stran Anđécxen (1808 - 1875). Những nhà bác học như nhà vật lí, thiên văn học Ăngdơnze Senxiut (1701 - 1744) đã phát minh ra nhiệt biểu mà tên của ông đã gắn với đơn vị đo nhiệt độ (0C). Nienbec (1858 - 1964) một trong những nhà bác học mở đường cho vật lí hạt nhân, một trong những người cha của năng lượng nguyên tử... Bắc Âu có nhiều trường, viện nghiên cứu nổi tiếng thế giới về biển (Thụy Điển), khí tượng học Bécghen (Na Uy)...

Rừng và biển là hai nguồn lợi lớn của các nước Bắc Âu. Biển là nguồn lợi to lớn đối với nhân dân của các nước này. Đó là nguồn cá với những ngư trường lớn (Đan Mạch: 1,5 triệu tấn, Aixolen: 1,74 triệu tấn, Na Uy: 3,1 triệu tấn – 2002)...

51

Những thuận lợi của biển đã được nhân dân Bắc Âu khai thác có hiệu quả. Ngoài như nghiệp thì còn có hàng hải rất nổi tiếng. Các nước đều có đội tàu đánh cá, tàu buôn, tàu thuê và đóng tàu thuê cho các nước. bờ biển ấm áp nên thu hút dân cư đến quây tụ. Những thành phố lớn, thủ đô các nước đều tập trung gần biển như Côphenhagen, Ôxlô, Xtôckhôm, Henxinki. Công nghiệp dầu khí rất phát triển, khai thác xung quanh biển Bắc (Đan Mạch: 12 triệu tấn, Anh 125 triệu tấn, Na Uy: 150 triệu tấn – 2002).

Rừng cũng là tài nguyên vô tận đối với các nước Bắc Âu. Rừng tùng bách xanh tốt dày đặc. các ngành công nghiệp khai thác, chế biến gỗ, giấy, bột xenlulo là mặt hàng xuất khẩu và mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho các nước trên bán đảo Xcanđinavi. Sản lượng gỗ khai thác lớn: Phần Lan: 52 triệu m3, Na Uy: 4,4 triệu m3, Thụy Điển: 65 triệu m3. Ngoài ra có Latvia: 14 triệu , Extonia: 12 triệu (2001). Sản lượng giấy: Phần Lan: 13 triếu tấn, Thụy Điển: 10 triệu tấn, Na Uy: 2,2 triệu tấn (2002). Công tác chăm sóc bảo vệ trồng rừng luôn luôn được đảm bảo.

Ngoài hai ngành rừng và biển, các nước Bắc Âu còn phát triển nhiều ngành công nghiệp khác như điện năng (Thụy Điển), chế tạo máy, đóng tàu, ô tô, luyện kim, hóa chất, điện tử, các ngành đòi hỏi hàm lượng khoa học cao...

Điều kiện tự nhiên các nước Bắc Âu không thuận lợi phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt, nhưng thích hợp với chăn nuôi. Chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp với trình độ thâm canh cao. Chăn nuôi bò: Đan Mạch: 1,89 triệu con, Phần Lan: 1,1 triệu con, Na Uy: 1 triệu con, Thụy Điển: 1,65 triệu con, Anh: 10,6 triệu con, Ailen: 6,5 triệu con (2002).

Dịch vụ - du lịch chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu kinh tế (Đan Mạch hơn 70%). Cơ sở hạ tầng hiện đại, nhiều hải cảng nổi tiếng: Bécghen, Ôlô (Na Uy), vùng hồ Vendia, Thủ đô Henxinki (Phần Lan), những phố cổ ở Côbenhaghen, lâu đài Krônbốc ở Ensigơ (Đan Mạch), doanh thu từ du lịch đạt 13 tỉ USD (2001).

2.2. Đông Âu

2.2.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên

Đông Âu bao gồm toàn bộ đồng Nga và miền núi Uran ở phía đông, tạo thành một xứ sở tự nhiên rộng lớn hất châu Âu. Nền móng chung của đồng bằng

52

Nga chính là nền Nga, vì thế địa hình của đồng bằng có đặc điểm khá đồng nhất. toàn bộ đồng bằng thực chất là một miền đồi lượn sóng thoải, gồm các vùng đát cao hoặc đồi thoải xen với các vùng đất thấp hoặc các thung lũng rộng. Độ cao trung bình của đồng bằng thay đổi từ 100 đến 300 – 400m. Miền núi Uran được hình thành trên các uốn nếp Hecxini và bị san bằng lâu dài, trở thành miền núi già với độ cao không vượt quá 1000m. Phần Bắc của đồng bằng Nga chịu ảnh hưởng trực tiếp của băng hà Đệ Tứ, thể hiện rõ qua thành phần tự nhiên như địa hình, sông, hồ và thổ nhưỡng. Về địa hình, dấu tích chính là các dải đồi băng tích dạng vòng cung, tâm hướng về bán đảo Xcandinavi, cách nhau bởi các thung lũng rộng và nhiều hồ. Cấu tạo địa chất của các dải đồi thường có thành phần phức tạp: đá dăm, cuội, sỏi, cát và sét, thỉnh thoảng có các tảng đá lớn không thuộc nguồn gốc địa phương. Với nền địa chất này, lớp đất hình thành trên mặt thường là đất xấu, nghèo các chất dinh dưỡng. Phần nam đồng bằng nằm ở ngoại vi băng hà Đệ Tứ, cấu tạo địa chất và địa hình có liên quan với vùng nền và quá trình xâm thực do nước chảy.

Xứ Đông Âu nằm chủ yếu trong khí hậu ôn đới chuyển tiếp, nhưng do kích thước rộng lớn nên có sự khác nhau giữa các vùng khá rõ. Nhìn chung, trên toàn xứ, càng về phía nam khí hậu càng ấm dần, càng về phía đông và đông nam, tính lục địac càng tăng, còn đi về phía tây tính hải dương càng rõ. Cụ thể, về mùa hạ, nhiệt độ trung bình tăng từ 80C ở phía bắc đến 24 – 250C ở phía nam. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình lại thay đổi từ 00C ở phía tây đến -15,-160C ở phía đông. Lượng mưa trung bình năm trên phần lãnh thổ từ 600 – 800mm, chỉ có một dải ở phía nam và đông nam mưa ít nhất,từ 100 – 300mm. Vùng đông nam đồng bằng, từ phía bắc biển Đen trở về phía đông, nhất là vùng đất thấp cận Caxpi là vùng có khí hậu khô hạn lục địa mạnh nhất toàn xứ.

2.2.2. Khái quát dân cư, văn hóa và tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Đông Âu bao gồm các nước trước đây thuộc khối Xã Hội Chủ Nghĩa. Đây là khu vực đông dân, nhiều nhất là Liên Bang Nga: 144,8 triệu người (2001), Ucraina: 49,1 triệu người. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, quá trình đô thị hóa cao (Nga, Ucraina có 60 – 70% dân số sống ở thành phố).

53

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu đã đạt dược một số thành tựu nhất định trên con đường phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Sau khi hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ, nề kinh tế chuyển đổi, các nước lâm vào thời kì khủng hoảng trầm trọng (vì chậm đổi mới về quản lí và công nghệ, cơ cấu bất hợp lí, cơ chế bao cấp...). Cả thập kỉ 90 của thế kỉ XX kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân có nhiều khó khăn. Nhưng sang năm 2000 và những năm đầu thế kỉ XXI, nhiều nước đã thoát khỏi tình trạng suy thoái và đạt mức tăng trưởng khá, ổn định đi lên, cao nhất là Liên Bang Nga và Ba Lan, do có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan (như tình hình kinh tế thế giới thuận lợi, xu hướng tự do hóa thương mại đã cải thiện tình hình xuất khẩu, chính sách chuyển đổi đúng và bắt đầu phát huy tác dụng, một số nước gia nhập vào EU năm 2004). Tuy vậy, cũng còn nhiều khó khăn phải giải quyết.

Trong các nước Đông Âu, Liên Bang Nga và Ucraina là những nước có nền kinh tế phát triển nhất.

Công nghiệp ở khu vực Đông Âu khá phát triển với nhiều ngành công nghiệp nổi tiếng, đặc biệt là các ngành công nghiệp truyền thống như: khai thác tha, dầu mỏ (Liên Bang Nga), khai thác kim loại đen và kim loại màu (Liên Bang Nga), công nghiệp cơ khí, hóa chất,... và gần đây phát triển các ngành công nghiệp hiện đại (Liên Bang Nga, Ucraina).

Nhiều trung tâm công nghiệp lớn đã hình thành ở các nước: vùng Uran,

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 49)