Liên Bang Nga

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 59 - 62)

C. Địa lí các khu vực châu âu

2.2.3.Liên Bang Nga

Diện tích: 17,075 triệu km2

Dân số: 144.3 triệu người (2016) Thủ đô: Matxcơva.

GDP/người: 8.748,36 USD (2016)

2.2.3.1. Đánh giá các điều kiện tự nhiên - xã hội của Liên Bang Nga

a. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí

Phía bắc và phía đông: Giáp 2 đại dương lớn (Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương), 3 biển lớn (Biển Caxpi, biển Bantich, biển Đen).

Phía tây và nam: Giáp 14 quốc gia.

Chiều dài bắc - nam khoảng 2500 - 4000km. Chiều dài đông - tây: 9000km.

Nhận xét:

- Nằm ở trung gian Bắc Bán Cầu, Liên Bang Nga có thể mở rộng quan hệ với các quốc gia ở Châu Âu, Bắc Phi, Mỹ, Châu Á. Thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế - văn hoá, tuy nhiên phải chi phí tốn kém cho bảo vệ biên giới an ninh quốc giá.

- Phần phía đông Liên Bang Nga tuy cách xa các trung tâm kinh tế ở Tây Âu, nhưng sẽ là khu vực có vai trò nhất định trong chiến lược kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.

- Địa hình

Đa dạng, lấy sông Enixây làm ranh giới phân chia, phía tây của sông phần lớn là bình nguyên, phía đông là núi và cao nguyên.

Đông Âu: Nằm ở phía tây dãy Uran, có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp, là những yếu tố quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng nền văn hoá Nga.

55

Tây Xibia: Phía đông dãy Uran, phía tây sông Enixây, đây là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế (đặc biệt ngành công nghiệp) nhất là ngành khai thác dầu mỏ, tài nguyên rừng, nhưng lại khó khăn cho phát triển nông nghiệp.

Đông Xibia: Gồm núi, cao nguyên… địa hình phức tạp, tập trung nhiều khoáng sản và tài nguyên rừng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ phía đông sang phía tây.

- Khí hậu

Đa dạng, nhìn chung > 80% diện tích lãnh thổ nằm trong vành đia khí hậu ôn đới, phía tây có khí hậu ôn hoà hơn phía đông. Nhiệt độ mùa đông – 500C, mùa hè 36-370C, phía bắc có khí hậu cực và cận cực lạnh giá. Khoảng 4% diện tích lãnh thổ có khí hậu cận nhiệt.

Nhìn chung khí hậu nước Nga không thuận lợi cho hoạt động kinh tế, cư trú và sinh sống của dân cư, đặc biệt ở miền đông dãy núi Uran.

- Sông ngòi

Nhiều sông ngòi có diện tích và chiều dài lớn: Sông Lena, sông Enixây, sông Obi… hồ Caxpi, hồ Baican… Nhìn chung sông ngòi ở nước Nga có giá trị thuủy điện lớn, đứng đầu thế giới. 90% trữ lượng thuỷ điện tập trung ở các sông miền đông dãy Uran (Trừ sông Vonga, các sông ở miền đông có giá trị không lớn vì mùa đông bị đóng băng)

- Khoáng sản

Giàu tài nguyên khoáng sản: Các khoáng sản về năng lượng, kim loại, phi kim: Than đá, than bùn, kim cương, vàng, bôxit…. Là cơ sở nguyên liệu phát triển các ngành công nghiệp.

Diện tích rộng lớn, khí hậu đa dạng: Là điều kiện cho lớp phủ thực vật phát triển đa dạng và phong phú.

Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên là nhiệm vụ cấp bách của nước Nga.

b. Dân cư và xã hội

Dân số: Là nước đông dân đứng thứ 7 trên thế giới (144.000.009 triệu người) (Sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Inđonexia, Brazin, Patixitan). Gần đây dân số đang có xu hướng giảm.

56

Tỉ lệ gia tăng dân số thấp (-0.7%) năm 2007. Chênh lệch tỉ lệ nam, nữ khá lớn: Nữ 58%, Nam 42%.

Là quốc gia có nhiều dân tộc, khoảng 100 dân tộc (Trong đó người Nga chiếm 4/5 dân số).

Nga là cường quốc khoa học với nhiều công trình kiến trúc, văn hóa, nghệ thuận lớn.

Dân số đang già đi: < 15 tuổi chiếm 80%, gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội.

Là quốc gia có nền giáo dục phát triển: Tỉ lệ người biết chữ chiếm 98% dân số. c. Đặc điểm kinh tế Liên Bang Nga

- Quá trình phát triển kinh tế

+ Nước Nga từng là trụ cột của cường quốc Liên Xô.

+ Thời kì khó khăn đầy biến động. Nga tách khỏi Liên bang Xô Viết (thập kỉ 90 của thế kỉ XX).

+ Nền kinh tế đã vượt qua khủng hoảng và đang đi lên để lấy lại vị trí cường quốc (từ năm 2000).

- Liên bang Nga có nhiều ngành kinh tế nổi tiếng + Ngành nông nghiệp

LBNga có quĩ đất nông nghiệp lớn khoảng 200 triệu ha với điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Sản xuất nông nghiệp tổ chức theo hình thức nông trang tập thể, các liên hợp nông, công nghiệp, hình thức sản xuất này gọi tắt là APK.

Ngành nông nghiệp tuy được cải tổ về cơ cấu và tổ chức nhưng còn nhiều hạn chế như: Máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, thị trường nội địa chưa được bảo vệ vững chắc.

Hoạt động chăn nuôi chiếm 50% sản lượng nông nghiệp.

- Ngành công nghiệp

Đây là ngành quan trọng và được coi là bộ xương sống của nền kinh tế LBNga. Chiếm trên 70% GDP, 2001 công nghiệp chiếm ½ tổng số vốn đầu tư sản xuất và 42% lao động.

57

Trong cơ cấu công nghiệp: Các ngành công nghiệp nặng chiếm ¾ giá tri sản xuất công nghiệp. Công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm của Nga cũng phát triển nhưng còn hạn chế hơn.

Liên Bang Nga có nguồn tài nguyên thuận lợi cho phát triển công nghiệp sản xuất nhiên liệu và năng lượng. Trong đó công nghiệp dầu lửa chiếm 42% cán cân năng lượng của Nga, tập trung chủ yếu ở vùng Uran, tây Xibia (2/3 sản lượng). Hiện nay Nga là nước có sản lượng sản xuất dầu mỏ đứng thứ 2 trên thế giới. Ngoài ra nước Nga có tiềm năng lớn về thuỷ điện.

- Ngành dịch vụ

- Giao thông vận tải: Khá phát triển và đóng góp đáng kể vào kinh tế - xã hội của quốc gia, trong đó thủ đô Matxơva là đầu mối giao thônglớn nhất.

Giao thông vận tải biển phát triển, với các hải cảng lớn: Cảng Xanh Petebua, cảng NaKhotka, Vladivôxtoc…

+ Trong vận tải nội địa, đường sắt có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Giao thông đường sông phát triển, chủ yếu trên phần nước Nga thuộc Châu Âu, nhất là trên sông Vônga

+ Ngành hàng không: Mang tính tự chủ và khá phát triển - Ngoại thương

Trong cơ cấu xuất khẩu: Chủ yếu là xuất khẩu nguyên nhiên liệu (Dầu mỏ, gỗ, vũ khí, phương tiện chiến tranh). Bạn hàng là các quốc gia như: Hà Lan,Ý, Đức, Trung Quốc, Thuỵ Sĩ)

Trong cơ cấu nhập khẩu: Các mặt hàng máy móc, thiết bị giao thông, hàng tiêu dùng, bột mì, hoá chất. Bạn hàng là các quốc gia: Đức,Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì, Pháp..)

- Du lịch

Có nhiều điều kiện phát triển du lịch, thu nhập từ du lịch đạt 9% GDP, khoảng 306 tỉ rup (khoảng 11 tỉ USD). Tuy nhiên một hạn chế của du lịch Nga là do lượng khách quá đông nên giá các dịch vụ quá cao và tăng liên tục.

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 59 - 62)