Sông ngòi và hồ Nam Mĩ

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 98)

C. Địa lí các khu vực châu âu

3.4.2.Sông ngòi và hồ Nam Mĩ

3.4.2.1 Đặc điểm chung

Nam Mỹ có mạng lưới sông ngòi dày và phân bố khá đều trên toàn lục địa: Đây là nơi có nhiều sông lớn và đầy nước quanh năm. Hàng năm các sông Nam Mĩ đổ vào đại dương một khối lượng nước khổng lồ(7450 km2), bằng 20% lượng dòng chảy các sông trên toàn thế giới.

Đường phân thủy chính của lục địa chạy dọc theo hệ thống núi Andet chia lục địa thành hai phần cực kì chênh lệch. Phần phía tây thuộc lưu vực Thái Bình Dương chỉ rộng 1,34 triệu km2 chủ yếu là các sông nhỏ, phía đông thuộc lưu vực Đại Tây Dương rộng 15,65 triệu km km2 gồm tất cả các sông lớn và trung bình.

Nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa, vì vậy chế độ nước phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa. Chỉ có một số các sông nhỏ ở phía nam vừa do tuyết, băng tan, vừa do mưa cung cấp.

Nam Mĩ có rất ít hồ. Toàn lục địa chỉ có hai hồ lớn, hồ Maracaibô rộng 16.300 km2 ở duyên hải phía bắc và hồ Titicaca rộng 8.300 km2 nằm trên dãy Andet ở độ cao 3.800 km2. Ngoài ra có hồ Pôopô (rộng hơn 3000 km2) nàm ở phía nam hồ Titicaca.

3.4.2.2. Các sông lớn

Nam Mĩ có rất nhiều sông. Nếu tính các sông có chiều dài từ 1500km trở lên thì Nam Mĩ đứng thứ 2 thế giới (sau lục địa Á – Âu). Hai sông lớn nhất là sông Amadôn và sông Parana.

- Sông Amadôn là sông lướn nhất lục địa Nam Mĩ và là một trong những con sông lớn nhất thế giới. Sông Amadôn dài 6430km, kém hơn chiều dài sông Nin và Mixixipi – Mixuri nhưng vượt xa các sông khác trên thế giới về lưu lượng và diện tích lưu vực.

Sông Amadôn bắt nguồn từ độ cao 5000m trên dãy Andet, chảy theo hướng từu nam lên bắc, sau đó vượt ra khỏi vùng núi và chảy theo hướng tây – đông qua đồng bằng Amadôn ra Đại Tây Dương. Toàn bộ lưu vực sông rộng 7 triệu km2 đều nằm trong vùng có lượng mưa lớn, bởi vậy mạng lưới sông dày đặc.

Sông có nhiều nước và chế độ nước điều hòa. Nước sông đầy quanh năm, tuy nhiên có hai thời kì nước lớn: lần đầu vào tháng 5 sau mùa mưa ở bán cầu Nam.

94

Lần nước lớn thứ hai vào tháng 11 sau mùa mưa ở bán cầu Bắc. Lưu lượng trung bình năm ở cửa sông là 120.000m3/s, lớn nhất 145.000m3/s, nhỏ nhất 63.000m3/s. Khối lượng phù sa sông mang ra biển lớn (1 tỉ m3/năm) nhưng do đáy biển và vùng cửa sông khá sâu và dọc theo bờ có dòng biển chảy mạnh nên việc bồi đắp châu thổ bị hạn chế.

Sông Amadôn có giá trị lớn về giao thông, thủy năng và thủy sản.

Sông Parana là con sông lớn thứ hai ở Nam Mĩ. Dòng chính bắt nguồn từ phía tây nam sơn nguyên Braxin, sau đó hợp lưu với sông Paragoay rồi chảy về phía nam và đổ ra Đại Tây Dương.

Sông Parana có nhiều thác ghềnh ở thượng và trung lưu do chảy trên một miền đá badan. Thác lớn nhất là Guaira cao 17m và thác Iguaxu cao 80m. Thác thứ hai có trữ lượng thủy điện tới 79 tỉ kwh/năm.

Ngoài hai sông trên, ở Nam Mĩ còn có một số sông khác nhỏ hơn như Magơđalen (dài 1550km) ở bắc Anđet, Ôrinôcô (2500km) ở vùng đồng bằng Ôrinôcô và Xan Phranxicô (2800km) ở vùng đông bắc sơn nguyên Braxin

3.5. Các đới cảnh quan tự nhiên 3.5.1. Lục địa Bắc Mĩ 3.5.1. Lục địa Bắc Mĩ

3.5.1.1. Đới hoang mạc cực

- Phạm vi: Gồm toàn bộ các đảo và quần đảo phía bắc. - Đặc điểm

+ Khí hậu: rất lạnh, quanh năm bị tuyết băng bao phủ.

+ Thổ nhưỡng: Hầu như chưa hình thành do quá trình phong hóa yếu (chủ yếu là phong hóa vật lí).

+ Động vật: Gấu trắng, cú trắng, cáo bắc cực, chó biển, sư tử biển, các loài chim như: ngỗng, hải âu, nhạn biển.

95

I. Vòng đai cực và cận cực: 1. Đới hoang mạc cực. 2. Đới đồng rêu và đồng rêu rừng.

II. Vòng đai ôn đới: 3. Đới rừng lá kim. 4. Đới rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.

5. Đới thảo nguyên rừng và thảo nguyên. 6. Đới bán hoang mạc và hoang mạc.

III. Vòng đai cận nhiệt 7. Đới rừng cận nhiệt ẩm. 8. Đới thảo nguyên rừng và thảo nguyên cây bụi. 9. Đới rừng và cây bụi địa trung hải 10. Đới bán hoang mạc và hoang mạc. IV. Vòng đai nhiệt đới và cận xích đạo 11. Đới rừng nhiệt đới ẩm . 12. Đới rừng thưa xavan và cây bụi 13. Đới bán hoang mạc và hoang mạc.

Hình 3.10. Lược đồ phân bố các đới cảnh quan tự nhiên

3.5.1.2. Đới đồng rêu và đồng rêu - rừng.

- Phạm vi: Phần lớn đất Alaxca, phần bắc Canađa, duyên hải phía nam và tây nam Grơnlen.

- Đặc điểm

+ Khí hậu: đỡ khắc nghiệt hơn đới hoang mạc nhưng vẫn chưa thuận lợi cho thực vật phát triển.

96

+ Thực vật: Chủ yếu rêu và địa y, những nơi có lớp đất dày còn có loài cỏ lác, cỏ đuôi hổ, cỏ tiên nữ, bồ công anh, một số loài cỏ hòa thảo. Những nơi khuất gió còn xuất hiện các loài cây bụi nhỏ như liễu vùng cực, thùy dương lùn… Còn đới đồng rêu - rừng có thể gặp các loại vân sam trắng và vân sam đen, dương liễu.

Động vật: Bò xạ hay bò tuyết, tuần lộc, cáo bắc cực, các loại chim.

3.5.1.3. Đới rừng lá kim

- Phạm vi và đặc điểm: Phân bố trong khu vực khí hậu ôn đới lạnh, gồm hai dải phía đông và phía tây.

Phần phía đông thành phần thực vật nghèo (chủ yếu là vân sam đen, vân sam trắng, lãnh sam nhựa, thông, tùng rụng lá… Thổ nhưỡng chính là đất pôtdôn và đất đầm lầy.

Phần phía tây thuộc kiểu khí hậu ôn đới hải dương, lượng mưa lớn 3000 – 4000mm/năm hoặc hơn. Thực vật tương tự phần phía đông. Thổ nhưỡng là đất rừng xám rửa trôi có phản ứng chua yếu.

+ Động vật: Khá phong phú. Các loài thú ăn cỏ, gặm nhấm, các loài ăn thịt… + Giá trị: Đây là vùng dự trữ gỗ quan trọng của Hoa Kì và Canađa, tuy nhiên diện tích rừng đang bị thu hẹp do khai thác.

3.5.1.4. Đới rừng hỗn hợp và rừng lá rộng

- Đới rừng hỗn hợp phân bố phía nam đới rừng lá kim, tạo thành một dải kéo dài từ chân núi Roocki qua bờ tây nam hồ Uynipec, qua vùng Hồ Lớn ra đến Đại Tây Dương. Mùa đông ở đây bớt lạnh hơn.

- Đặc điểm: Thực vật ngoài cây lá kim còn thấy xuất hiện cây lá rộng, càng về phía nam cây lá rộng càng chiếm ưu thế. Thổ nhưỡng là đất rừng xám và pôtdôn cỏ (Đây là những loại đất có độ phì nhiêu cao)

3.5.1.5. Đới rừng lá rộng nằm ở phía nam đới rừng hỗn hợp.

Khí hậu ấm hơn. Thực vật chủ yếu là cây lá rộng với thành phần phong phú bậc nhất thế giới và có nhiều loài chung với Á – Âu: sồi, dẻ gai,dẻ rừng, tần bì…phía nam có một số loài ưa nóng như mộc lan, sau sau…

Động vật: rất phong phú như: Linh miêu, rái cá, sư tử mĩ, gấu trúc, các loại chim, gà gô…

97

3.5.1.6. Đới thảo nguyên rừng và thảo nguyên

Từ phía bắc và phía đông đi sâu vào nội địa, rừng đươc thay thế bằng thảo nguyên rừng rồi thảo nguyên

Động vật khá phát triển với các loài ăn cỏ, ăn thịt, gặm nhấm, bò sát…

3.5.1.7. Đới rừng cận nhiệt ẩm

Phát triển ở vùng đông nam Hoa kì. Mùa đông ở đây tương đối khô và hơi lạnh còn mùa hè nóng ẩm. Thực vật gồm các loại cây lá rộng như sồi thường xanh, mộc lan… Về động vật: Ngoài các loài chung với rừng lá rộng còn có thỏ, sóc, báo

mĩ, chim ruồi…

3.5.1.8. Đới bán hoang mạc, hoang mạc ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới

- Phạm vi phân bố là các cao nguyên Bồn Địa Lớn, Côlôrađô, vùng trung tâm và phía nam sơn nguyên Mêhicô, toàn bộ bán đảo Caliphoocnia.

- Đặc điểm chung của vùng là có khí hậu khô hạn gay gắt, lượng mưa hàng năm không quá 250mm. Bởi vậy hệ động thực vật rất nghèo nàn, thổ nhưỡng điển hình là đất xám.

3.5.1.9. Đới rừng nhiệt đới ẩm

Phân bố ở phía nam bán đảo Phloriđa, các sườn núi phía đông Mêhicô và Trung Mĩ, trên các đảo Haiti, Puectô Ricô và một số đảo khác trong biển Caribê. Đây là những vùng mưa nhiều, ẩm ướt quanh năm, rừng nhiệt đới phát triển mạnh.

3.5.2. Lục địa Nam Mỹ

3.5.2.1. Đới rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm

Rừng xích đạo phân bố đồng bằng Amadôn, trên sườn núi phía tây Côlômbia. Điều kiện khí hậu nóng quanh năm rất thuận lợi cho thực vật phát triển. Phía đông đồng bằng Amadôn do lượng mưa giảm nên các loài mọc thấp và thưa hơn, ngoài ra có xen một số cây rụng lá vào mùa khô.

Rừng nhiệt đới ẩm: Phân bố ở phía bắc và đông nam sơn nguyên Braxin, gần toàn bộ sơn nguyên Guyan và duyên hải phía tây Êcuađo. Thực vật phát triển nhưng số lượng cây rụng lá đã tăng lên.

Thổ nhưỡng ở hai đới này là đất feralit đỏ vàng (đỏ nâu, đỏ vàng…). Giới động vật khá phong phú, gồm các loài sống trên cây: khỉ, sóc, khỉ hú, khỉ nhện…thú ăn kiến, các loại chim, cá…

98

3.5.2.2. Đới rừng gió mùa, rừng thưa, xavan và cây bụi

Phân bố ở khu vực có mùa khô từ 3 tháng trở lên. Cây trong rừng phần lớn rụng lá vào mùa khô. Tầng dưới rừng phát triển mạnh với các loài dứa, các loài cây bụi và cỏ hòa thảo.

3.5.2.3. Đới rừng thưa, xavan cỏ và xavan cây bụi.

Phát triển sâu trong lục địa, nơi có lượng mưa 1500mm, mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng trở lên.

Thực vật là các loài có khả năng chịu hạn và thành phần chủ yếu là cây bụi, cỏ hòa thảo. Các loài cây bụi đều rụng lá vào mùa khô.

Thổ nhưỡng trong rừng gió mùa và xavan là đất feralit đỏ, đất nâu và đất xám.

Động vật có hưu pampa, lợn pêcari, thú ăn kiến, báo mĩ…,các loài chim lớn như hạc, kền kền, các loài bò sát (rắn, thằn lằn), mối, kiến…

3.5.2.4. Đới hoang mạc và bán hoang mạc nhiệt đới

Phân bố một dải hẹp dọc theo duyên hải phía tây từ 50N đến 280N. Lượng mưa thấp nên lớp phủ thực vật nghèo nàn. Vào thời kì nhiều sương mù, ở đây có thực vật đoản sinh mọc, phát triển rất nhanh và tàn lụi chỉ trong một thời gian ngắn.

3.5.2.5. Đới rừng cận nhiệt

Phân bố trong một dải hẹp ở đông nam sơn nguyên Braxin khoảng từ vĩ tuyến 24 – 300N. Lượng mưa khá cao, thành phần thực vật gồm cây lá rộng xen cây lá nhọn.

3.5.2.6. Đới thảo nguyên rừng và thảo nguyên

Đới này phân bố ở cả vòng đai cận nhiệt và ôn đới.

Thực vật chủ yếu là cỏ hòa thảo: cỏ vũ mao, cỏ râu, cỏ poa… Một vài nơi xen các loài cây bụi như keo, cây đỏ san hô, cây bong bóng…

Động vật gồm có hưu pampa, thỏ, chuột, sư tử mĩ, mèo pampa, đà điểu rhea và lạc đà lama.

Đây là vùng có dân cư đông và phần nhiều đã được khai thác.

3.5.2.7. Đới bán hoang mạc cận nhiệt và ôn đới

Phân bố trên một dải hẹp dọc theo duyên hải phía tây từ vĩ tuyến 50N đến 280N.

99

Lượng mưa rất thấp. Lớp vỏ thực vật hết sức nghèo nàn chủ yếu là xương rồng hoặc cây bụi gai nhỏ mọc thưa thớt. Động vật tương tự như vùng thảo nguyên nhưng rất ít: thỏ, chuột, rắn, đà điểu…

Trên cao nguyên Patagôni do lượng mưa rất thấp nên phát triển cảnh quan hoang mạc ôn đới với lớp phủ thực vật và động vật rất nghèo nàn. Hiện tại khu vực này được sử dụng để chăn nuôi cừu.

3.5.2.8. Rừng hỗn hợp ôn đới

Phần cực nam lục địa từ 400N trở xuống phía nam tuy hẹp nhưng do khí hậu phân bố theo hướng đông – tây nên cảnh quan cũng phân bố theo hướng này. Phía đông là cao nguyên Patagôni với cảnh quan hoang mạc. Ở phía tây, trên sườn núi Andet có lượng mưa phong phú, phát triển cảnh quan rừng hỗn hợp với nhiều loại cây lá kim xen cây lá rộng. Ở đây có thể gặp các loài bá hương, thông phương nam, dẻ phương nam… Rừng hỗn hợp phát triển cho đến tận quần đảo Đất Lửa.

B. Đặc điểm địa lí nhân văn và sự phát triển kinh tế - xã hội 3.1. Dân cư 3.1. Dân cư

Dân số châu Mĩ hiện nay có 841 triệu người. Những quốc gia có dân số đông nhất là Hoa Kì, Braxin, Mêhicô, Canada, Achentina, Côlômbia. Sáu quốc gia này chiếm 80% dân số toàn châu lục.

Dân cư phân bố không đồng đều. Những vùng đông dân nhất nằm ở đông và đông bắc Hoa Kì, đông nam Canađa, đông Achentina mật độ dân số trên 100 người/km2. Một số quốc đảo vùng biển Caribê có mật độ dân số rất cao: Bacbađôt 500 người/km2, Puectô Ricô 300 người/km2. Trong khi đó, một số vùng dân cư rất thưa thớt: Bắc Canađa, phần tây đồng bằng Amadôn, trung tâm sơn nguyên Braxin, cao nguyên Patagôni chỉ khoảng 1 người/km2. Một số vùng gần như không có người ở (quần đảo Bắc Cực Canađa, trung tâm đảo Gr ơn len…).

Tốc độ gia tăng dân số cũng không đồng đều. Các quốc gia phát triển ở Bắc Mĩ có tốc độ gia tăng rất thấp, không quá 0,6% mỗi năm. Các nước đang phát triển ở Mĩ Latinh có tốc độ gia tăng dân số rất cao. Trừ một số nước như Cuba, Achentina, Urugoay, Chilê có mức tăng dân số tương đối thấp vào khoảng trên dưới 1%, các nước còn lại có mức tăng dân số khá cao từ 1,5 – 2%, thậm chí cao hơn

100

(Nicaragoa đến 2,9%). Tính chung cho toàn châu Mĩ Latinh có tỉ lệ gia tăng dân số là 1,7%.

3.2. Thành phần chủng tộc

Trước khi người châu Âu di cư đến thì cư dân của châu Mĩ là người Anh Điêng và người Exkimô

Tuy gọi là người bản địa nhưng tổ tiên của người Anh Điêng và người Exkimô không phải là người được sinh ra trên lục địa này. Theo nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu thì tổ tiên của Anh Điêng và người Exkimô là người Môngôlôit đã đến châu Âu bằng con đường đi qua eo biển Bêrinh vào thời kì băng hà cuối cùng phù hợp với thời kì đồ đá cũ muộn. Trong quá trình phát triển người Anh điêng chia thành nhiều nhóm có trình độ phát triển khác nhau. Đạt đến trình độ phát triển xã hội cao là người Anh điêng của một số nước Trung Mĩ và một số lãnh thổ trên dãy Anđet thuộc Nam Mĩ. Họ có chữ viết riêng, biết luyện kim, có nghề trồng trọt chăn nuôi cũng như thuần hóa và tạo ra được nhiều giống cây trồng cho thế giới: ngô, khoai tây,thuốc lá, cà chua…

Những nhóm người Anh điêng ở các vùng đồng bằng và đồi núi phía đông có trình độ phát triển thấp hơn. Một số bộ lạc sống bằng săn bắn, hái lượm.

Người Exkimô, theo nhiều nhà nghiên cứu cũng có nguồn gốc là người Môngôlôit. Tổ tiên người Exkimô di chuyển đến phương bắc để tránh những cuộc tấn công của các bộ lạc mạnh hơn ở phương nam cách đây chừng 11.000 năm. Tổng số dân người Exkimô hiện có khoảng 9 vạn người.

Về ngôn ngữ, ở châu Mĩ có các thứ tiếng sau được sử dụng: tiếng Anh, tiếng Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Số người nói tiếng Anh bao gồm cư dân Hoa Kì và một phần cư dân Canada. Tiếng Pháp được sử dụng ở một phần Canada và Guyan thuộc Pháp. Tiếng Bồ Đào Nha được sử dụng ở Braxin. Các quốc gia còn lại nói tiếng Tây Ban Nha.

3.3. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội Châu Mĩ

- Châu Mĩ là châu lục có nền kinh tế lớn và giàu có nhất thế giới (đặc biệt là Bắc Mĩ). Bình quân thu nhập theo đầu người của châu Mĩ khá cao, trung bình hiện nay khoảng 15.000USD/người. Hoa Kì, Canađa thuộc vào nhóm những nước giàu có nhất thế giới

101

- Đặc điểm nổi bật của kinh tế châu Mĩ là sản xuất hàng hóa đã trở thành tập quán phổ biến của các nước

Trong nông nghiệp đã hình thành các khu vực chuyên môn hóa với nhiều sản phẩm nổi tiếng. Thí dụ cà phê ở Brazin, Côlômbia, chuối ở Êcuađo và một số nước

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 98)