Đặc điểm địa lí tự nhiên

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 29 - 32)

C. Địa lí các chu vực châu phi

1.1.1Đặc điểm địa lí tự nhiên

- Phạm vi: Nằm ở phía bắc lục địa, gồm dãy Alát, toàn bộ vùng Xahara, Xudăng. Giới hạn phía nam theo chân

- Đặc điểm

+ Địa chất: Phần lớn thuộc địa đài Bắc Phi (Trừ dãy núi Atlat).

+ Điạ hình: Bằng phẳng, gồm các cao nguyên, đồng bằng nằm trên các độ cao từ 200 đến 500m.

25

+ Cảnh quan: Hoang mạc và bán hoang mạc chiếm ưu thế.

1.1.1.1. Núi Alát

- Phạm vi: Gồm toàn bộ lãnh thổ Marôc, phần bắc của Angiêri và Tuynidi, phía bắc và tây bắc của xứ tiếp giáp với Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, phía nam giáp với hoang mạc Xahara.

- Đặc điểm

+ Địa chất: Thuộc đới uốn nếp Tân sinh.

+ Địa hình: Là một hệ thống gồm nhiều dãy chạy song song nhau theo hướng tây nam – đông bắc, kéo dài trên 2000km. Độ cao trung bình từ 1200 – 1500m, trong đó đỉnh cao nhất là Tubơcan đạt 4165m.

Giữa các dãy núi được phân cách bởi 2 cao nguyên rộng lớn là cao nguyên Marốc, cao trung bình 600 – 800m và cao nguyên Angiêri, cao trung bình 800 - 1000m.

+ Khí hậu: Cận nhiệt địa trung hải, có sự thay đổi theo hướng sườn rõ rệt. + Cảnh quan: Phát triển rừng và cây bụi lá cứng thường xanh, với các loài phổ biến như sồi thường xanh, sồi lie, ooliu, trúc đào…. Rừng cận nhiệt ẩm thường xanh (từ 500 - 1200m) với sự thống trị của sồi và sồi bần (sồi lie), rừng hổn hợp (từ 1.200 – 1.800m) phổ biến là sồi rụng lá mùa đông và bá hướng Bắc Phi, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao và đới băng tuyết vĩnh cữu.

+ Thổ nhưỡng: Phổ biến là đất nâu, thích hợp trồng ngũ cốc và vườn cây ăn quả.

Đặc biệt trong các thung lũng giữa núi và trên các cao nguyên. Khí hậu mang tính lục địa cao, thời tiết khô và rất nóng. Cảnh quan xavan cây bụi là chủ yếu (đặc trưng là cây cỏ anpha – nguyên liêu giấy cao cấp và các mặt hàng thủ công).

Trên các sườn núi hướng về phía hoang mạc Xahara, phát triển cảnh quan hoang mạc núi. Trên đỉnh cao xuất hiện đồng cỏ và cây bụi nhỏ trên núi.

+ Khoáng sản: Phong phú, gồm sắt và photphorit, than, đồng, chì, kẽm, muối mỏ và dầu mỏ.

+ Tiềm năng về kinh tế: Thuận lợi phát triển nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và trồng cây công nghiệp.

26

1.1.1.2. Sa mạc Xahara

- Phạm vi: Phía bắc giáp Địa Trung Hải và miền núi Atlat. Phía nam giáp xứ XuĐăng.

Bề rộng từ tây sang đông dài 3.700km. Diện tích trung bình toàn xứ 7 triệu km2 (1/4 diện tích lãnh thổ).

Địa chất: Đây là bộ phận của nền Phi. Nhiều lần bị lún xuống và bồi trầm tích dày.

Địa hình: Chủ yếu đồng bằng cao, cao nguyên và sơn nguyên. Núi chiếm diện tích nhỏ, phân bố dọc ven bờ.

- Khí hậu: Nhiệt đới khô Bắc Phi. Nhiệt độ tháng 7: 30 - 350c (Ốc đảo In Xalakhơ nhiệt độ tối cao tuyệt đối 56,30c). Tháng 1 trung bình 10- 200C có nơi - 180C. Lượng mưa không quá 50mm/năm. Biên độ dao động ngày đêm rất lớn

 Sahara còn có các loại gió địa phương

+ Gió Khaxim: Thổi ven bờ Địa Trung Hải, gió thổi mạnh từng đợt 4 - 5 ngày vào mùa xuân mang theo rất nhiều bụi, cát ra biển.

+ Gió Hacmatang: Thổi từ Xahara ra ĐTD về mùa đông.

+ Trong hoang mạc thỉnh thoảng có gió xoáy, lốc, gây nên hiện tuợng “mưa bụi” ở nhiều nơi, tăng thêm tính chất gay gắt khó chịu của khí hậu Xahara.

+ Cảnh quan: Thực vật nghèo nàn, thưa thớt chủ yếu là các loài cỏ cứng và cây bụi có gay. Gồm các kiểu cảnh quan chính sau: Hoang mạc đá, hoang mạc cuội sỏi, hoang mạc sét, hoang mạc cát.

+ Sông ngòi: Kém phát triển, chỉ có sông Nin có trữ lượng nước lớn.

+ Khoáng sản: Phong phú gồm than đá, sắt, photphoric, dầu mỏ, khí đốt. Trong đó dầu mỏ và khí đốt là 2 loại quan trọng nhất Xahara.

1.1.1.3. Xudăng

- Phạm vi : Từ bờ Đại Tây Dương đến chân sơn nguyên Êtiôpi.

- Địa chất: Hình thành trên nền Phi và phần lớn phủ trầm tích từ cổ sinh đến trung sinh.

- Địa hình: Cao nguyên xen kẽ bồn địa. Độ cao trung bình thay đổi từ 400 – 700m.

27

- Khí hậu: Gió mùa xích đạo, có 2 mùa rõ rệt. - Cảnh quan: Gồm 3 kiểu.

+ Xavan ẩm hay còn gọi là đới Ghinê.

+ Xavan điển hình hay còn gọi là đới Xuđăng. + Xavan cây bụi hay còn gọi là đới xahen.

- Kinh tế: Đất đai rộng, dễ khai phá. Tuy nhiên, mùa khô kéo dài, hiện tượng thiếu ẩm gay gắt, muốn phát triển kinh tế cần cải tạo nguồn nước mới có điều kiện phát triển.

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 29 - 32)