Lịch sử phát triển tự nhiên, địa hình và khoáng sản Bắc Mỹ

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 76 - 98)

C. Địa lí các khu vực châu âu

3.2.Lịch sử phát triển tự nhiên, địa hình và khoáng sản Bắc Mỹ

3.2.1. Lịch sử phát triển tự nhiên

a.Thời kì tiền cambri

Nền Bắc Mĩ đã được hình thành, chiếm khoảng một nữa diện tích lục địa Bắc Mĩ hiện nay, bao gồm phần lớn đảo Grơnlen, quần đảo bắc cực Canađa, vùng đồng bằng phía bắc và vùng trung tâm lục địa, nghĩa là bộ phận nằm giữa các dãy Coocdie ở phía tây, Apalat ở phía đông và đồng bằng duyên hải ở phía nam.

Trong quá trình phát triển, phần lớn vùng nền bị biển ngập nhiều lần và được bồi trầm tích chỉ còn lộ 2 khiên: Khiên Canada và khiên Grơnlen, vì thế nên chịu quá trình bào mòn mạnh.

b. Giai đoạn cổ sinh

Chịu tác động bởi 2 pha tạo núi, pha Caledoni và Hecxini, hình thành các kiến trúc uốn nếp ở phía đông. Bao gồm phần bắc dãy Aplat (Từ đảo Niu Phaolen đến thành phố Niu Iooc thuộc kiến trúc uốn nếp Calêđôni, phần nam Apalat thuộc kiến trúc Hecxini) và rìa phía đông đảo Grơnlen

Mặt khác, đến cuối kỉ silua và đầu Đevôn trên lục địa này xuất hiện thực vật lộ trần- loài thực vật đầu tiên phát triển ở môi trường cạn. Đến cuối kỉ Đêvôn và sang kỉ Cacbon, thực vật phát triển mạnh, hình thành các cánh rừng rộng lớn.

72 c. Giai đoạn trung sinh

Chịu tác động mạnh của pha uốn nếp Larami, gồm phần phía đông hệ thống Coocdie.

Về sinh vật. Cuối kỉ Crêta thực vật hạt kín xuất hiện và phát triển nhanh chóng, còn động vật từ kỉ Jura có các loài bò sát, động vật ăn thịt, ăn cỏ sống ở môi trường dưới nước và trên cạn.

d. Giai đoạn tân sinh

Ảnh hưởng mạnh vận động tạo núi Anpơ. Hình thành các dãy núi cao ở phía tây hệ thống Coocdie Bắc Mỹ. Các hoạt động núi lửa, động đất…vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Bắc Đại Tây Dương tiếp tục mở rộng, tách Bắc Mĩ ra khỏi Bắc Phi nhưng giữa Bắc Mĩ và châu Âu vẫn nối liền với nhau qua đảo Grơnlen và chỉ đến thời kì Neôgen, Bắc Đại Tây Dương mới được hình thành hoàn toàn và tách Bắc Mĩ ra khỏi châu Âu.

Liên quan với sự dịch chuyển lục địa, đến Palêôgên, Bắc Mĩ đựơc nối liền với Nam Mĩ, đến Pliôzen chúng lại tách ra, đến cuối kỉ Nêôgen, Bắc Mĩ lần lượt nối liền với Á-Âu qua eo biển Berinh và với Nam Mĩ qua eo Panama. Nhờ mối quan hệ đường liền nói trên, giới sinh vật giữa các lục địa Bắc Mĩ, Á - Âu và Nam Mĩ có điều kiện di cư và trao đổi với nhau.

Do những điều kiện như trên, giới sinh vật của Bắc Mĩ ngày nay có nhiều loài chung với các lục địa trên, nhưng cũng có nhiều loài địa phương độc đáo.

Về thực vật chung với lục địa Á - Âu như Vâm Sam, lãnh san, thông, tùng rụng lá, bạch dương…Về động vật có các loài như gấu trắng, cú bắc cực, tuần lộc, nai sừng tấm, sóc…Chung với Nam Mĩ, có các loài thực vật như xương rồng, dứa Mĩ. Về động vật có báo Mĩ, sư tử Mĩ…

 Đến kỉ Đệ Tứ: Phía bắc lục địa bị hoá lạnh nhanh chóng, băng hà phát triển và bao phủ toàn bộ Bắc lục địa. Đây được xem là giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử phát triển tự nhiên lục địa.

3.2.2. Địa hình

a. Địa hình châu Mĩ chia làm hai bộ phận cấu trúc hình thái.

- Phía tây là dãy núi cao, phía đông là các đồng bằng, cao nguyên và núi thấp.

73 + Bắc Mỹ

Hệ thống coocdie ở phía tây, độ cao trung bình 700m, chạy theo hướng bắc - nam. Cấu trúc khá phức tạp, gồm nhiều mạch núi chạy song song nhau, phân cách bởi các thung lũng kiến tạo.

Coocdie Nevada: Kéo dài từ dãy Alask đến tây sơn nguyên Mehicô, độ cao trung bình 300m gồm các dãy núi sau: Mackinli (6.194m), dãy duyên hải (4042m), dãy Caxcat (4.391m)….các dãy này sườn dốc bị chia cắt mạnh, nhất là sườn phía tây.

Coocdie Larama: Gồm các dãy nằm phía đông hệ thống Coocdie: Dãy Bruc (3.000m) Mackendi (2.500m), Rocki (Thạch Sơn 4.400m)…các mạch núi này nằm sâu trong nội địa, có độ cao trung bình thấp hơn và hoạt động núi lửa cũng kém hơn mạch Coocdie Nevada.

Các cao nguyên, bồn địa giữa núi: Nằm kẹp giữa hai mạch Nevada và Larama. Độ cao trung bình 700 - 1500m, một số cao nguyên bị chia cắt bởi các hẽm vực (Đáng chú ý là hẽm vực Côlôradô).

Miền núi già Aplat ở phía đông: Có hướng đông tây - tây nam, gồm hai bộ phận bắc Aplat và nam Aplat, ngăn cách bởi thung lũng Hơtxơn, phía bắc núi thấp, độ cao trung bình 400 - 500m, phía nam độ cao trung bình 100 - 1500m (núi Míten khoảng 2037m)

Các sơn nguyên và đồng bằng: Gồm sơn nguyên Lorenxia (Đồng bằng Canada), đồng bằng trung tâm, đồng bằng ven vịnh Mehicô.

+ Nam Mĩ

Bề mặt lục địa nhìn chung ít bị chia cắt, có cấu tạo gần giống lục địa Oxtraylia.

Các đồng bằng thấp, các cao nguyên, sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích, hệ thống núi cao chiếm diện tích nhỏ nên độ cao trung bình không lớn, khoảng 550m. Địa hình khá bằng phẳng, ít bị chia cắt. Có đầy đủ các dạng địa hình: Đồng bằng, sơn nguyên, núi….

Địa hình chia làm 2 bộ phận:

Các sơn nguyên và đồng bằng ở phía đông: Sơn nguyên Guyan, sơn nguyên Brazin, cao nguyên Patagoni, đồng bằng Amzôn…

74

Hệ thống núi Andet cao đồ sộ phía tây: Đây là hệ thống núi uốn nếp trẻ, kéo dài từ bắc - nam gần 900km, độ cao trung bình 3000 - 5000m. Có thể chia thành 2 hệ thống nhỏ.

Hệ thống Andet duyên hải: Gồm các dãy núi thấp chạy sát ven bờ Thái Bình Dương, không kéo dài liên tục mà xuất hiện thành từng đoạn.

Hệ thống Andet chính: Đây là hệ thống núi cao đồ sộ, địa hình hết sức hiểm trở và trở thành “Sống lưng kinh tuyến” ảnh hưởng đến lục địa rõ rệt. Gồm các núi như Simbôrađô (6.272m), Acôncagua (6.960m), Lulalaicô (6.725m), Xalađô (6.880m)

- Sự phân bố các núi, sơn nguyên, đồng bằng theo một hướng chung gần với hướng bắc - nam.

3.2.3. Khoáng sản

Châu Mĩ là nơi giàu khoáng sản. Nhưng phân bố không đồng đều giữa hai lục địa.

Ở Bắc Mĩ: Tập trung nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, đồng chì, vàng, bạc, uranium, muối kali, lưu huỳnh….

Ở Nam Mĩ: Nhiều loại khoáng sản nhưng nhiêu nhất là sắt, đồng, chì, kẽm, bạc dầu mỏ, titan, nitorat…

3.3. Khí hậu

3.3.1. Lục địa Bắc Mĩ

3.3.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành khí hậu

a. Vị trí địa lí, giới hạn và hình dạng địa hình

-Vị trí địa lí: Do lục địa Bắc Mĩ trải dài qua nhiều vĩ độ, kéo dài từ vùng cực đến gần xích đạo, nên tổng lượng bức xạ hàng năm giảm từ nam đến bắc. Khoảng 160kcal/cm2 ở Trung Mĩ, 80kcal/cm2 ở Bắc Cực. Cán cân bức xạ năm cũng giảm: Ở phía nam trung bình khoảng 80kcal/cm2, ở vĩ tuyến 400B khoảng 50kcal/cm2. Vùng cực khoảng 10kcal/cm2.

Về mùa đông: Phía bắc hoá lạnh mạnh mẽ nên khoảng vĩ tuyến 400B trở lên cân bằng bức xạ âm, nên nhiệt độ không khí < 00C.

75

- Giới hạn lãnh thổ: Bắc Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các địa dương này, đặc biệt là Bắc Băng Dương.

- Các dòng biển nóng, lạnh chảy ven bờ lục địa cũng tác động mạnh đến khí hậu Bắc Mĩ.

Dòng nóng Bắc Thái Bình Dương (Dòng Alacxaca): Ảnh hưởng đến phần bờ tây bắc lục địa từ vĩ tuyến 400B trở lên, nhờ ảnh hưởng của dòng biển này nên mùa đông biển không bị đóng băng, các vùng duyên hải tiếp giápthời tiết ấm-ẩm ướt.

Dòng lạnh Caliphocnia: Chảy ven bờ tây nam từ vĩ tuyến 400B đến bờ tây nam Mehicô. Dòng này có tác dụng làm cho các vùng địa hình nó tiếp giáp lạnh hơn vùng nội địa, lượng mưa rơi ít.

Dòng nóng Grơnxtơrim: Nằm ở phía đông, từ phía nam lên và dòng lạnh Labrado từ phía bắc xuống.

- Hình dạng và kích thước: Dạng hình khối của lục địa làm cho khí hậu thay đổi sâu sắc giữa vùng duyên hải và nội địa. Mùa đông vùng nội địa nhiệt độ thấp hơn 80C – 120C, mùa hè cao hơn 20C- 8oC so với vùng duyên hải.

Lục địa mở rộng ở phía bắc, phía nam thu hẹp. Cho nên phần lớn lục địa nằm ở vĩ độ ôn đới, chịu ảnh hưởng thường xuyên của gió tây , chỉ có phần nhỏ ở phía nam chịu tác động gió tín phong nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới.

Kích thước lục địa hạn chế, nên các trung tâm khí áp tác động theo mùa đều yếu, không đủ điều kiện hình thành cơ chế gió mùa như lục địa Á – Âu.

b. Địa hình

Hệ thống Coocdie cao đồ sộ đã ảnh hưởng đến sự phân hoá nhiệt, ẩm theo đai cao.

Hướng bắc - nam, dạng hình lòng máng, tạo điều kiện cho khối không khí lạnh phía bắc tràn xuống tận phía nam và khối không khí phía nam đi lên đến đồng bằng Canada, đồng thời cản trở sự lưu thông của khối không khí theo chiều đông - tây. Cụ thể:

+ Miền Coocdie như một bức tường thành ngăn chặn gió tây ôn đới từ Thái Bình Dương thổi vào sâu lục địa.

+ Dãy Apalat ở phía đông hẹp và thấp nên ảnh hưởng của Đại Tây Dương vào lục địa sâu rộng hơn, nhưng càng vào sâu trong nội địa ảnh hưởng đại dương càng yếu đi.

76 c. Hoàn lưu khí quyển

- Mùa đông + Nhiệt độ

Đường đẳng nhiệt 00C võng xuống quá 450B. Như vậy vào mùa đông lục địa Bắc Mỹ khá lạnh, phần lớn < 00C, trong đó khoảng ½ diện tích lãnh thổ có nhiệt độ < - 200C. Các đường đẳng nhiệt -100C và – 200C… đều chạy song song với đường đẳng nhiệt 0oC và đều võng xuống miền trung. Vì vậy mùa này ảnh hưởng của địa dương vào lục địa tương đối ít, nhưng lại chịu ảnh hưuởng mạnh khối không khí lạnh từ Bắc Băng Dương tràn xuống. Tạo điều kiện hình thành trung tâm cao áp.

77

+ Khí áp

Trên lục địa: Lúc này lục địa hoá lạnh nên tạo điều kiện hình thành trung tâm cao áp. Cao áp Bắc Mỹ nằm phía tây Hoa Kì (1024mb) (ít hơn 16mb so với cao áp Xibia 1040mb). Cao áp Canada nằm phía tây Canada (1022mb).

Trên địa dương: Trên Thái Bình Dương, ở phía bắc hình thành hạ áp Aleut (1004mb) ảnh hưởng phần phía nam của Alaska và tây Canada. Phía nam hình thành cao áp Haoai, ảnh hưởng phần phía tây lục địa. Trên Đại Tây Dương vào mùa này cũng hình thành các trung tâm khí áp sau, phía bắc xuất hiện hạ áp Aixơlen, ảnh hưởng phần nam đảo Grơnlen và đông bắc lục địa. Phía nam hình thành cao áp Axo, ảnh hưởng phía đông lục địa (1020mb).

Ngăn cách giữa các trung tâm khí áp là các frong cực và frông ôn đới. + Chế độ gió và mưa

Phía tây bắc lục địa chịu ảnh hưởng gió thành phân đông từ cao áp Canada thổi về hạ áp Aleut mang theo khối không khí cực đới khô và lạnh.

Phần bắc lục địa từ 350B trở lên: Nằm trong đới gió tây nên gây mưa ở vùng duyên hải, càng đi vào trong thời tiết trở nên khô và lạnh.

Phía đông: Gió tây có hướng tây bắc (Từ cao áp Canada và tây nam từ cao áp Bắc Mỹ) thổi về hạ áp Iran, xuất phát từ nội địa độ ẩm thấp nhưng đi sang vùng duyên hải phía đông đô ẩm tăng lên, nhất là khi đi qua vùng Ngũ Hồ, vì thế vùng đông nam bán đảo Labrado mùa này có tuyết rơi.

Vùng đồng bằng trung tâm, duyên hải đông bắc, tây bắc thường có hoạt động khí xoáy, làm thời tiết nhiễu động mạnh.

Phía nam từ 300B trở xuống : Chịu ảnh hưởng gió mậu dịch đông bắc, thời tiết khu vực này trở nên khô, trong sáng, không mưa. Vùng duyên hải phía đông Trung Mỹ do chịu ảnh hưởng khối không khí đi qua biển Đại Tây Dương nên gây mưa nhiều. Vùng phía tây nam Hoa Kì và phía tây Mehicô do ảnh dòng biển lạnh nên thời tiết trở nên khô và lạnh.

- Mùa hạ + Nhiệt độ

Mùa hạ nhiệt độ nhìn chung ít biến động, nhiệt độ cao và giảm dần từ nam - bắc. Phía nam nhiệt độ khoảng 250C, cực bắc nhiệt độ khoảng 40C.

78

Nhiệt độ vùng duyên hải thấp hơn vùng nội địa từ 20C- 60C (Do chịu ảnh hưởng khối không khí nóng phía nam đi lên)

+ Khí áp

Trên lục địa mùa này hình thành 2 trung tâm hạ áp, hạ áp Bắc Mỹ nằm ở khu vực cao nguyên bồn địa lớn (1008mb) phía tây kinh tuyến 1000T. Hạ áp Canada (1010mb)

Ở đại dương: Trên Thái Bình Dương mùa này hạ áp Aleut bị suy yếu và biến mất, cao áp Haoai (1024mb) ảnh hưởng toàn bộ phần bờ tây lục địa. Trên vùng Đại Tây Dương: Ở phía bắc xuất hiện hạ áp Aixơlen bao phủ phần đông nam đảo Grơnlen, kết hợp hạ áp bắc Canada, kéo dài thành một dãy liên tục đến vùng đông bắc Á.

79

Hình 3.3. Lược đồ phân bố khí áp và hướng gió tháng VII lục địa Bắc Mỹ Phía nam là cao áp Axo, mùa này cao áp Axo đã dịch chuyển lên phía bắc và ảnh hưởng đến bờ đông lục địa.

+ Chế độ gió và mưa

Mùa này gió tây vẫn tồn tại nhưng đã dịch chuyển lên phía bắc (khoảng 500B- 650B) gây mưa nhiều cho vùng duyên hải tây bắc và nam Alaska.

80

Vùng cực bắc thống trị khối không khí cực nên thời tiết lạnh.

Vùng duyên hải tây nam (450B trở xuống): Do ảnh hưởng dòng biển lạnh Caliphocnia và gió tây bắc hoặc bắc thổi xuống nên thời tiết khô khan, nóng. Còn các cao nguyên giữa núi thời tiết ổn định, trong sang và không mưa.

Phía đông: Có gió nam, đông nam, tây nam từ biển vào, gây mưa lớn nhất là vùng duyên hải phía đông nam Hoa Kì và sườn núi Aplat.

Vùng Trung Mĩ: Chịu tác động của gió mậu dịch đông bắc, nhờ đi qua vùng biển nên thời tiết nóng - ẩm, mưa nhiều, đồng thời vào mùa này ở đây còn xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới xâm nhập, thời tiết bị nhiễu động mạnh.

 Phân bố mưa trên toàn lục địa

Lượng mưa phân bố trong năm không đều. Những vùng mưa > 2000mm/năm: Vùng duyên hải phía tây Canada, nam Alacxca, sườn nam và đông nam Trung Mĩ (Riêng phía nam Alaska có nơi mưa khoảng 4000mm/năm)

Vùng có lượng mưa khoảng 1000 - 2000mm/năm: Đông nam Hoa Kì, Duyên hải phía đông Trung Mĩ, quần đảo Angti lớn. Phần lục địa còn lại có lượng mưa không đến 1000mm/năm.

 Nhận xét

- Sự phân bố khí hậu phức tạp, vừa theo chiều đông - tây vừa theo chiều bắc - nam.

- Phân bố lượng mưa không đều, giảm dần từ vùng duyên hải tây bắc à đông nam vào nội địa.

3.3.1.2. Các đới khí hậu

a. Đới khí hậu cực

- Phạm vi: Miền duyên hải phía bắc Alaska, quần đảo bắc cực Canada và phần lớn đảo Grơnlen.

- Đặc điểm: Quanh năm thống trị khối không khí cực, vì vậy nhiệt độ ở đây quanh năm thấp, nhiệt độ trung bình mùa đông từ - 350C đến -400C. Vùng đảo Grơnlen nhiệt độ trung bình - 400C đến - 500C. Mùa hè nhiệt độ xấp xỉ 00C.

b. Đới khí hậu cận cực

- Phân bố: Bán đảo Alaska, phía bắc lãnh thổ Canada, vùng duyên hải phía nam đảo Grơnlen.

81

- Đặc điểm: Mùa đông nhiệt độ thấp hơn vùng cực, nhưng mùa hè nhiệt độ cao hơn, lượng mưa khoảng 400 - 500mm/năm. Nhưng có sự khác nhau giữa hải dương và lục địa.

c. Đới khí hậu ôn đới

- Phạm vi: Giới hạn phía nam cửa sông Columbia (ở phía tây) và tới 400B (Phía đông).

- Đặc điểm: Quanh năm thống trị khối không khí ôn đới, nhưng thưòi tiết không ổn định, thường xuyên bị nhiễu loạn. Chia thành 3 kiểu khí hậu khác nhau.

+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương bờ đông: Mùa đông thống trị khối không

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý các châu lục 1 (Trang 76 - 98)