5. Kết cấu của đề tài
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1.1. Khái niệm
Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính Phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV): Doanh nghiệp nhỏ và
vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Quy mô
Khu vực
Doanh nghiệp siêu
nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động Tổng nguồn
vốn Số lao động
Tổng nguồn
vốn Số lao động
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây
dựng
10 người trở xuống
20 tỷ đồng
trở xuống người đến từ trên 10 đồng đến 100 từ trên 20 tỷ
từ trên 200 người đến 300 người
200 người tỷ đồng III. Thương mại và
dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người 1.2.1.2. Đặc điểm
Thứ nhất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số lượng lớn trên thị
trường và tốc độ gia tăng cao.
Thứ hai, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô vốn nhỏ, lao động ít. Thứ ba, trình độ công nghệ và phương pháp quản lý lạc hậu.
Thứ tư, kinh nghiệm hoạt động còn chưa nhiều.
Thứ năm, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thấp. Thứ sáu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động linh hoạt, năng động. 1.2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần thu hút tối đa mọi nguồn nhân lực của đất nước, giải quyết nạn thất nghiệp.
Hàng năm các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần tạo ra một số lượng lớn việc làm cho người lao động. Loại hình doanh nghiệp này đã giải quyết việc làm cho khoảng 70% lực lượng lao động. Đặc biệt với lợi thế đa dạng về lĩnh vực kinh doanh và địa bàn hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng nguồn lao động dồi dào ở mọi nơi, ở mọi trình độ, không chỉ giải quyết việc làm cho các lao động có trình độ mà còn cả các lao động thủ công, có trình độ thấp và chưa được đào tạo hiện đang chiếm tỷ trọng cao ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta
Sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời sự phát triển của doanh nghiệp này ở nông thôn đã thúc đẩy các ngành thương mại, dịch vụ phát triển, xóa dần tình trạng độc canh ở nông thôn. Sự phát triển của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa cũng góp phần làm tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp dịch vụ và làm thu hẹp dần tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân.
Thứ ba, tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho dân địa phương
Nhìn chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ được mở ra ở địa phương nào đều có công nhân và chủ doanh nghiệp là người ở địa phương đó. Khi các doanh nghiệp loại đó được mở ra thì người dân lao động ở địa phương có việc làm, có nguồn thu nhập. Kết cục là quỹ tiền tiết kiệm đầu tư của địa phương đó được bổ sung.
Thứ tư, phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Khu vực địa lý hoặc các thị trường có quy mô nhỏ, kém phát triển, hoặc là xa tuyến giao thông, thiếu tài nguyên... Các công ty lớn thường bỏ qua các khu vực đó vì cho rằng nguồn lợi thu được từ đó không lớn bằng nguồn lợi thu được từ nơi khác với cùng một chi phí bỏ ra, nói cách khác là chi phí cơ hội của vùng đó cao. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chi phí cơ hội của các vùng này là chấp nhận được, xứng đáng với nguồn lợi thu lại. Vì vậy họ sẵn sàng hoạt động ở đây nếu có các chính sách ưu đãi thích hợp của chính quyền địa phương.