Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh phú thọ​ (Trang 108 - 111)

5. Kết cấu của đề tài

4.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam

Là người trực tiếp đưa ra định hướng và điều hành hoạt động của các chi nhánh trong hệ thống, BIDV nên thực hiện một số hoạt động sau:

Thứ nhất, BIDV Việt Nam cần kịp thời có những văn bản chỉ đạo,

hướng dẫn nghiệp vụ khi có văn bản mới của Ngân hàng nhà nước, Chính phủ, và các cơ quan liên quan đến hoạt động cho vay DNNVV.

Thứ hai, BIDV Việt Nam cũng cần đầu tư hơn nữa trong việc nâng cấp,

trang bị công nghệ hiện đại một cách đồng bộ trên toàn hệ thống.

Thứ ba, BIDV Việt Nam nên có chính sách hỗ trợ các chi nhánh trong

việc chuẩn hoá sản phẩm cho vay đối với DNNVV sao cho mang tính đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống về quy trình, mẫu biểu.

Thứ tư. có những biện pháp khuyến khích các chi nhánh trong việc phát

triển và hoàn thiện sản phẩm phù hợp với điều kiện riêng tại từng chi nhánh nhưng vẫn trong sự quản lí kiểm soát của trụ sở chính.

Thứ năm, xây dựng chiến lược Marketing cụ thể để các chi nhánh triển

khai một cách thống nhất, tạo hiệu quả mang tính hệ thống.

Thứ sáu, tăng cường đào tạo nghiệp vụ có tính hệ thống, tổ chức các

lớp tập huấn quy trình thực hiện các loại hình cho vay đối với DNNVV, cũng như kinh nghiệm trong quá trình thực hiện và những phương án giải quyết khi có tranh chấp hoặc rủi ro xảy ra, các biện pháp phòng chống rủi ro, các lớp bồi dưỡng pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật của các cán bộ cho vay.

Thứ bảy, tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm

KẾT LUẬN

Hiện nay, cho vay DNNVV ngày càng được mở rộng về quy mô cũng như sản phẩm để đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao . Các NHTM cũng đang tích cực triển khai loại hình cho vay DNNVV này và đã đạt được những thành công được kiểm chứng ở các nước phát triển.

Phú Thọ là một tỉnh có số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa khá lớn, chiếm hơn 90% trong tổng số doanh nghiệp, có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh. Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa là mục tiêu trước mắt và lâu dài của NHTM nói chung, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ nói riêng; việc này sẽ đem lại lợi ích cho cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Trong thời gian qua, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triền Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ đã đẩy mạnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi nhánh còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Nghiên cứu tìm giải khắc phục hạn chế trong hoạt động cho vay DNNVV để ngân hàng có thể phát triển hơn nữa và tăng tính cạnh trạnh trên thị trường trở thành nhu cầu cấp bách - đây chính là nhiệm vụ đặt ra mà luận văn cần nghiên cứu giải quyết.

Triển khai đề tài, luận văn đã thực hiện được các nội dung chính sau:

Một là, hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về cho vay DNNVV của

ngân hàng thương mại như - đặc điểm, hình thức, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay DNNVV và các nhân tố ảnh hưởng.

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay DNNVV tại

Ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Thọ thời gian qua, nêu lên những kết quả đã đạt được (cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV trung và dài hạn có xu hướng gia tăng, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNNVV giảm qua các năm,...), những hạn chế

và nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục (như doanh số cho vay DNNVV, dư nợ cho vay chưa cao..).

Ba là, làm rõ những vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DNNVV

của Ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Thọ; đồng thời đề xuất 3 định hướng và 8 giải pháp chủ yếu cùng một số kiến nghị nhằm tăng cường cho vay DNNVV của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ hoạt động cho vay DNNVV trong thời gian tới

Em hy vọng rằng thực hiện đồng bộ những giải pháp và kiến nghị nêu trên sẽ giúp Ngân hàng BIDV, chi nhánh Phú Thọ tăng cường và nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và tạo uy tín, thương hiệu cho Chi nhánh ngân hàng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Thu Hà (2001), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê. 2. Nguyễn Minh Kiều (2005), Tiền tệ - Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 3. Nguyễn Minh Kiều (2010), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,Nxb Thống

kê, Hà Nội.

4. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam chi nhánh Phú Thọ, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của năm 2012-2014.

5. Nghị định số 56/2009/NĐ- CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

6. Nghị quyết số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010 về luật các tổ chức tín dụng.

7. Nguyễn Văn Tiến(2010), Giáo trình Kinh tế- tiền tệ Ngân hàng, Nxb

Thống kê, Hà Nội.

8. Lê Văn Tư ( 2005), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. 9. UBND tỉnh phú Thọ. Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã

hội năm 2012, 2013,2014.

10. Nguyễn Quốc Việt (2009), Ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế - xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh phú thọ​ (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)