Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh phú thọ​ (Trang 45 - 47)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Là phương pháp đánh giá kết hợp với hệ thống hóa để có thể nhận định về tình hình hoạt động chung và nêu ra các điểm mạnh, điểm yếu trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, để đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong thời điểm hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai.

2.2.3.1. Phương pháp thống kê so sánh và mô tả

- So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thồ gian và không gian

- So sánh mô tả: thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần số, số tối đa và số tối thiểu

2.2.3.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

- Phỏng vấn trao đổi với khách hàng và kiểm tra tại chỗ

- Thu thập các báo cáo hàng tháng, quý, hàng năm, các bản thống kê thuế - Thu thập các báo cáo định kỳ, đột xuất như báo cáo hàng tồn kho, báo cáo tình hình công nợ, báo cáo tình hình thực hiện dự án….

- Thu thập các thông tin từ tài khoản vãng lai

- Tra cứu thông tin tại các trung tâm thông tin tín dụng - Cập nhật các sự việc bên ngoài

2.2.3.3. Phương pháp kiểm tra, kiểm soát

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, mục tiêu, tính chất và nội dung của từng nghiệp vụ, từng vụ việc cụ thể mà xác định các phương pháp kiểm tra ở từng thời điểm, từng thời kỳ để tiến hành kiểm tra cho phù hợp.

Giám sát từ xa:

Là phương pháp thu thập, sàng lọc, phân tích, phân tổ, tổng hợp số liệu từ hệ thống các loại mẫu biểu báo cáo thống kê, gồm: Điện báo, báo cáo thống kê, cân đối kế toán, bảng tổng kết tài sản, các báo cáo quyết toán làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hoạt động tại Phòng giao dịch, bên cạnh đó nhằm phát hiện sai phạm rủi ro tiềm ẩn kịp thời cảnh báo kiến nghị biện pháp ngăn ngừa và phục vụ cho yêu cầu xây dựng kế hoạch kiểm tra trực tiếp.

Kiểm tra trực tiếp

Là việc lựa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp kiểm tra như (kiểm tra cân đối, đối chiếu thực tế, điều tra, thực nghiệm, chọn mẫu, phân tích...) để thu thập, xác minh, đánh giá các bằng chứng liên quan đến các thông tin kiểm tra; làm cơ sở cho việc đánh giá, kết luận, kiến nghị về việc tuân thủ pháp luật và qui định của NHCSXH đối với các Tổ nghiệp vụ được kiểm tra.

Phương pháp kiểm tra trực tiếp gồm các hình thức kiểm tra:

- Kiểm tra định kỳ: Là thực hiện nội dung chương trình kiểm tra được xác định trước theo cơ chế nghiệp vụ quy định và theo nghị quyết của HĐQT, chương trình kế hoạch của Tổng giám đốc và Giám đốc đơn vị phê duyệt.

- Kiểm tra đột xuất: Là kiểm tra những nội dung chương trình phát sinh đột xuất trong quá trình chỉ đạo hoạt động NHCSXH không được báo trước.

- Kiểm tra toàn diện: Kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động của NHCSXH

- Kiểm tra chuyên đề: Kiểm tra chuyên sâu một hay một số chuyên đề nghiệp vụ tại đơn vị được kiểm tra.

Kiểm tra gián tiếp: Là phương pháp kiểm tra thông qua thư tra soát, thư đối chiếu, hòm thư góp ý, thư thăm dò tín nhiệm của người lãnh đạo.

2.2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Thọ.

Lý thuyết về mô hình SWOT như sau: Ma trận SWOT

Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities - O) Thách thức (Threats - T)

- Điểm mạnh: yếu tố lợi thế của Chi nhánh trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Điểm yếu: những yếu kém về năng lực quản lý, điều hành hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Cơ hội: những thuận lợi bên ngoài tác động đến hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Thách thức: những trở ngại làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh phú thọ​ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)