5. Kết cấu của đề tài
4.3.5. Nâng cao chất lượng nhân sự của Chi nhánh
Công nghệ máy móc có hiện đại tới mấy cũng không thể thay thế bàn tay con người. Con người là yếu tố cốt lõi của mọi hoạt động trong nền kinh tế xã hội. Trong hoạt động của Chi nhánh cũng vậy, nhân viên ngân hàng là bộ mặt và là hình ảnh của ngân hàng, quyết định đến uy tín và chất lượng hoạt động của ngân hàng, vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng cần nâng cao chất lượng nhân sự để phục vụ, đáp ứng yêu cầu của các DN ngày một tốt hơn.Dưới đây là một số giải pháp:
- Công tác tuyển dụng kỹ lưỡng, bố trí cán bộ hợp lý:
Chi nhánh cần tổ chức các đợt thi tuyển thật nghiêm túc để có thể tuyển dụng được những nhân viên hội tụ đủ các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và phẩm chất.
Đánh giá, bố trí công việc cần phải có tính khoa học, sắp xếp cán bộ phù hợp với chuyên môn để phát huy hết năng lực của bản thân, giao đúng người , đúng việc.
Tại Chi nhánh hiện nay không có sự tách biệt giữa nhóm tín dụng và nhóm thẩm định. Vì vậy mà cán bộ nhận hồ sơ lại là người thẩm định và xét duyệt hồ sơ. Giải pháp là cần tách biệt hai bộ phận thẩm định và tín dụng.
- Về đào tạo:
Chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ tín dụng để tiếp cận với xu thế hội nhập và tiến trình hiện đại hoá của ngành ngân hàng. Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho từng cán bộ, làm rõ trách nhiệm cá nhân trong các khâu công việc. Muốn vậy, Chi nhánh cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động tập thể cho cán bộ như thăm quan, văn nghệ, tổ chức hội thi CBTD giỏi làm căn cứ đánh giá phân loại CBTD, cử cán bộ đi học tập và tạo điều kiện cho cán bộ tiếp tục theo học cao học, văn bằng hai...
Lấy hiệu quả công việc của từng CBTD để đánh giá năng lực và phẩm chất của họ, không vì bằng cấp hay quan hệ mà đánh giá chủ quan. Kịp thời khen thưởng cũng như phạt để tạo động lực khuyến khích cán bộ nhân viên nhiệt tình cống hiến, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. Tín dụng với DNNVV gặp nhiều rủi ro hơn các khách hàng khác nên cần có mức khen thưởng khi DN mà CBTD quản lý không xảy ra tình trạng nợ xấu. Đồng thời CBTD cũng phải chịu phạt khi món vay mình quản lý có vấn đề - như chuyển thành nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi mà nguyên nhân là do CBTD thiếu chuyên môn, làm sơ sài hay cố ý. Thưởng phạt nghiêm minh là đòn bẩy cho CBTD hăng hái làm việc, có trách nhiệm hơn từ đó sẽ giảm thiểu rủi ro tín dụng và đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng hơn.